Đề bạt cán bộ là gì?

14/09/2022
Đề bạt cán bộ là gì?
556
Views

Khi đầy đủ các điều kiện để trở thành cán bộ theo quy định pháp luật thì mới được đề bạt làm cán bộ. Vậy đề bạt cán bộ là gì? Cán bộ phải đáp ứng những điều kiện nào và nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Đề bạt cán bộ là gì?

Đề bạt cán bộ là giao cho cán bộ giữ chức vụ cao hơn chức vụ đương nhiệm, hoặc cất nhắc những cán bộ chưa có chức vụ được giữ chức vụ lần đầu.

Nguyên tắc quản lý cán bộ

Nguyên tắc quản lý cán bộ cụ thể như sau:

  • Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
  • Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
  • Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
  • Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
  • Thực hiện bình đẳng giới.

Quyền của cán bộ được quy định như thế nào?

Là một người cán bộ thì có những quyền lợi sau đây:

Về điều kiện khi thi hành công vụ:

  • Được giao quyền tương ứng với nhiệm vụ;
  • Được đảm bảo về trang thiết bị cũng như các điều kiện làm việc khác theo pháp luật quy định;
  • Được cung cấp những thông tin có liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ được giao;
  • Được tham gia các lớp đào tạo, bòi dưỡng để nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn;
  • Được pháp luật bảo vệ khi đang tiến hành thực thi nhiệm vụ.

Về chế độ tiền lương:

  • Được Nhà nước đảm bảo về mức tiền lương được hưởng tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nước nhà bấy giờ.
  • Được hưởng tiền làm đêm, tiền làm thêm giờ, công tác phí và những chế độ khác theo pháp luật đã có quy định.

Về chế độ nghỉ ngơi:

Cán bộ cũng như những người lao động khác sẽ được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ khi có việc riêng cần giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động.

Đề bạt cán bộ là gì?
Đề bạt cán bộ là gì?

Nghĩa vụ của cán bộ

Nghĩa vụ của cán bộ đó chính là:

Đối với Đảng, Nhà nước và toàn nhân dân:

  • Tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước; bằng mọi giá phải bảo vệ danh dự quốc gia và lợi ích của toàn dân tộc
  • Tôn trọng nhân dân và tận tâm phục vụ nhân dân

Trên cương vị là người đứng đầu, cán bộ có nghĩa vụ:

  • Chỉ đạo tổ chức để thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ được giao và phải đứng ra chịu trách nhiệm về kết quả của quá trình hoạt động đó của đơn vị, tổ chức hay cơ quan mình;
  • Tổ chức việc thực hiện những biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng, quan liêu; tiến hành thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí

Và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sự việc tham nhũng, lãng phi hay tình trạng quan liêu tại đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình.

Những nghĩa vụ khác có quy định rõ trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.

Công tác cán bộ là gì?

Công tác cán bộ là công việc của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ bằng việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,… nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (vừa hồng vừa chuyên), đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của Hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Trong suốt quá trình hoạt động của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được khá nhiều thành tựu, công tác cán bộ cũng đã đạt được nhiều ưu điểm như Đã bước đầu huy động được các cấp, các ngành cùng các cơ quan có chức năng làm tham mưu trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước. Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, kết hợp các độ tuổi, các loại, các thế hệ cán bộ.

 Đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cả về lý luận chính trị, quân sự, về quan điểm, đường lối của Đảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, luật pháp, văn hóa, nghệ thuật…

Đã thực hiện một số chính sách phù hợp với tình hình mới (trong đó có chính sách chăm sóc những người có công). đã ban hành một số quy chế về quản lý cán bộ , quy trình tiến hành lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Tuy nhiên công tác đánh giá cán bộ trước tình hình mới còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ Đảng và Nhà nước còn có tư tưởng chính trị lệch lạc, có vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đã bị xử lý kỷ luật Đảng.

Để nâng cao hơn nữa công tác cán bộ trong thời gian tới, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết về chế độ công tác cán bộ,  định hình rõ phương hướng xây dựng cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới.

Trước những yêu cầu mới của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêu chuẩn xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng cần phải được thay đổi, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.

Cán bộ cần có tư tưởng chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư, tích cực nâng cao đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Muốn hoạt động công tác cán bộ đạt hiệu quả, đầu tiền cần chú trọng ngay từ khâu ban đầu là tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đảng và Nhà nước cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Hằng năm cần thực hiện hoạt động đánh giá cán bộ để xem xét hiệu quả hoạt động của cán bộ trong nhiệm kỳ công tác, đảm bảo quá trình đánh giá cán bộ được thực hiện đúng theo nguyên tấc  tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số.

Cán bộ sau khi được xem xét đánh giá kết quả hoạt động sẽ được xếp loại theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Đây là cơ sở để xác định cán bộ có được tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian tới hay không.

Cán bộ có thể bị xử lý kỷ luật nếu có hành vi vi phạm kỷ luật bằng trong các hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Như vậy, công tác cán bộ có hoạt động tốt thì Đảng và Nhà nước mới có thể phát triển bền vững được, vì vậy công tác cán bộ càng phải được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đề bạt cán bộ là gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ ly hôn nhanh chóng, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập công ty cổ phần, phí dịch vụ công chứng tại nhà cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ là gì?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức là gì?

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Người nào không được đăng ký dự tuyển công chức là gì?

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
– Không cư trú tại Việt Nam;
– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.