Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?

10/11/2022
Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không
251
Views

Hiện nay, có rất nhiều chủ doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng, nhà kho để sản xuất kinh doanh nhưng chưa nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy theo quy định, Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không? Thủ tục xin giấy phép xây dựng xưởng trên đất phi nông nghiệp thực hiện như thế nào? Đất phi nông nghiệp làm xưởng không có giấy phép có bị xử phạt không? Bài viết “Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?” sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đất phi nông nghiệp?

Đất phi nông nghiệp là đất là đất không được sử dụng với các mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất sau:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. VậyĐất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?

Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?

Theo như tìm hiểu của Giấy Phép Xây Dựng thì ở Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, trả lời cho câu hỏi “Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?” thì một trong những nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích. Hơn nữa, đất xây dựng nhà xưởng là cụm từ được dùng để chỉ các loại đất được cấp phép xây dựng nhà xưởng. Loại đất này thuộc đất sản xuất phi công nghiệp chứ không phải là đất nông nghiệp hay đất ở. Vì vậy, đất phi nông nghiệp có thể xây dựng làm xưởng.

Hồ sơ xin giấy phép làm xưởng trên đất phi nông nghiệp

Để tiến hành làm Hồ sơ xin giấy phép làm xưởng trên đất phi nông nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Đơn xin giấy phép xây dựng;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thiết kế nhà xưởng;
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế;
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ;
  • Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy;
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
  • Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng xưởng trên đất phi nông nghiệp

Ngoài vấn đề”Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?”, nhiều độc giả cũng thắc mắc về Hồ sơ thủ tục xin giấy phép làm xưởng trên đất phi nông nghiệp Để xin giấy phép xây dựng nhà xưởng trên đất phi nông nghiệp, bạn cần thực hiện đầy đủ theo 03 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ chúng tôi đã nêu ở mục 4 của bài viết. Sau đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Hồ sơ được tiếp nhận bởi Phòng Quản lý đô thị của tỉnh/ thành phố, các đơn vị sẽ lần lượt xem xét và kiểm tra sau đó trình lên Uỷ ban nhân dân thành phố để được cấp giấy phép.

Ở giai đoạn này, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư, cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra về sự phù hợp của bộ hồ sơ đối với các quy định của pháp luật hiện hành.

  • Nếu hồ sơ chưa phù hợp theo quy định thì sẽ phải trả lời bằng văn bản đối với nhà đầu tư;
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp phép xây dựng cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trả kết quả:

Tổ chức cá nhân sẽ nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Đất phi nông nghiệp làm xưởng không có giấy phép có bị xử phạt không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(2) Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(3) Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không
Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không

(4) Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

– Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

– Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

(5) Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Căn cứ khoản 3 Điều 57 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không tuân thủ quy hoạch đô thị, không có giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.”

Theo đó, mức phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp mà không có giấy phép bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Nếu vi phạm lần đầu bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

+ Nếu tái phạm hành vi sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

+ Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

+ Ngoài những trường hợp phạt trên, nếu vi phạm còn buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm dù đã kết thúc. Nếu đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Đất phi nông nghiệp có được làm xưởng không?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, giá thu hồi đất … thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nhà xưởng có thể được xây trên loại đất nào? 

Theo quy định, nhà xưởng sẽ được xây dựng trên đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Loại đất này bao gồm khu công nghiệp, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khai thác khoáng sản,… 
Đối với những khu đất nông nghiệp, đất ở nếu muốn xây nhà xưởng thì cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thủ tục này cần được hoàn tất trước khi xin cấp phép xây dựng và khởi công để tránh rủi ro xảy ra. 

Xây dựng nhà xưởng cần đáp ứng điều kiện gì? 

Để được xây dựng nhà xưởng, người sở hữu cần phải chuẩn bị các giấy tờ cơ bản sau đây: 
Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng khu đất 
Giấy cấp phép xây dựng: Trong đó, giấy phép xây dựng có 3 loại là giấy phép xây dựng mới, giấy phép di dời công trình, giấy phép sửa chữa cải tạo công trình. 

Lệ phí phải nộp khi xin phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho là bao nhiêu?

Căn cứ theo các quy định của pháp luật, khi tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, bạn sẽ mất chi phí để xin giấy phép. Cụ thể thì chi phí xin phép xây dựng là 100.000 đồng cho một bộ hồ sơ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.