Đánh tráo trẻ mới sinh bị xử phạt như thế nào?

19/10/2021
Đánh tráo trẻ mới sinh bị xử phạt như thế nào?
576
Views

Hành vi đánh tráo trẻ em là gì? Đánh tráo trẻ mới sinh bị xử phạt như thế nào? Khung hình phạt với Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi ?

Đánh tráo trẻ em từ xưa đến nay vẫn luôn là vần đề gây nhiều tổn thương đến mỗi gia đình. Tuy không phải hành vi phổ biến nhưng không phải không có. Người đánh tráo thực hiện hành vi này thường vì vụ lợi, muốn đổi đứa trẻ khỏe mạnh, là con trai, trẻ được sống trong gia đình giàu… Khi sau này biết được sự thật không chỉ gây đau khổ cho gia đình; mà chính đứa trẻ là người bị tổn thương nhiều nhất. Vậy pháp luật quy định thế nào đối với hành vi đánh tráo con dưới 1 tuổi. Luật sư 247 có những giải thích sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Hành vi đánh tráo trẻ em là gì?

Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kì thủ đoạn nào. Hành vi đánh tráo trẻ em thường chỉ được thực hiện đối với trẻ sơ sinh; ở những nơi là nhà hộ sinh, bệnh viện…

Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện; nhưng cũng có thể do bác sĩ, nhân viên y tế trong bệnh viện; hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện một cách bất hợp pháp. 

Yếu tố cấu thành Tội đánh tráo trẻ dưới 01 tuổi

Mặt khách quan

  • Hành vi lén lút tráo trẻ em này lấy trẻ em khác. Thông thường là đổi với bé trai lấy bé gái hoặc ngược lại; hoặc đổi trẻ dị tật lấy trẻ lành lặn, khỏe mạnh…
  • Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 01 tuổi. Hành vi đánh tráo trẻ em thường chỉ được thực hiện đối với trẻ sơ sinh, ở những nơi là nhà hộ sinh, bệnh viện.
  • Việc đánh tráo trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để tráo đứa trẻ; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.
  • Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

Mặt chủ quan

  • Người thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Thông thường mục đích có thể là vì vụ lợi, mong muốn được có con trai hoặc con khỏe mạnh,… và động cơ là trả thù, vì mối quan hệ gia đình. Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản; mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng.

Khách thể

  • Hành vi phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi xâm hại đến quyền được chăm sóc, bảo vệ trẻ em; trực tiếp xâm hại đến quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, chung sống với cha mẹ.

Chủ thể

  • Bất kỳ ai có độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự được pháp luật quy định thực hiện hành vi đánh tráo nêu trên.

Hình phạt với Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 quy đĩnh về khung hình phạt đối với Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi như sau:

– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

  • Đối với người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác.

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

  • Có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm; và có sự kết hợp hành động giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức; vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Người có chức vụ được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là người đó đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng quyền hạn trong khi thực hiện công vụ để phạm tội.
  • Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên: Có từ 02 lần pham tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

  • Có tính chất chuyên nghiệp: Là cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
  • Tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

– Hình phạt bổ sung

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đánh tráo trẻ mới sinh bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khai sinh cho con ở đâu?

– Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn – nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
–  Trong trường hợp chỉ có sổ tạm trú, cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm vẫn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục bình thường ngoại trừ thay sổ hộ khẩu thành sổ tạm trú và đến UBND cấp xã nơi cha, mẹ tạm trú.

Khi ly hôn, quyền nuôi con mới sinh thuộc về ai?

– Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
– Vậy, người mẹ được ưu tiên giành quyền nuôi con khi con nhỏ mới sinh; trừ một số trường hợp luật định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận