Xin chào Luật sư 247. Tôi đang có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp. Chồng tôi là Đảng viên, tôi và chồng có một con chung với nhau. Hiện tôi và anh ta đang trong thời gian ly thân và anh ta có hành vi ngoại tình với người khác. Theo tôi được biết anh ta đã có con với nhân tình. Tôi thắc mắc rằng Đảng viên có con với người khác khi chưa ly hôn thì bị xử lý như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định 69-QĐ/TW năm 2022
Đảng viên có con với người khác khi chưa ly hôn bị xử lý thế nào?
Tại Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định hôn nhân và gia đình như sau:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b) Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện tại chưa có quy định về việc Đảng viên có con với người khác khi chưa ly hôn thì bị xử lý như nào nhưng trường hợp này chồng của bạn đang vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Anh ta chưa ly hôn với bạn nhưng đã sống chung với người khác như vợ chồng thì sẽ bị kỷ luật theo hình thức khiển trách. Tuy nhiên còn cần phụ thuộc vào mức độ vi phạm.
Các trường hợp Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng.
Hiện nay, quy định về kỷ luật Đảng viên đang được thực hiện theo Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong đó, Đảng viên chính thức khi vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng một trong bốn hình thức theo mức độ như sau: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Cũng tại Quy định này, có 28 lĩnh vực Đảng viên vi phạm có thể bị khai trừ khỏi Đảng gồm vi phạm liên quan đến: Quan điểm chính trị, chính trị nội bộ; bầu cử; tuyên truyền, phát ngôn; bảo vệ bí mật Đảng, Nhà nước; đất đai, nhà ở; hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại, tố cáo…
Các hành vi bị khai trừ khỏi Đảng thường là vi phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc khi vi phạm:
– Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;
– Lợi dụng quyền dân chủ để bè phái, lợi ích nhóm;
– Dùng thẻ Đảng viên để vay tiền hoặc tài sản…
Trong đó, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng được định nghĩa tại điểm c khoản 5 Điều 6 Quy định 102 năm 2017:
Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị nơi Đảng viên sinh hoạt, công tác.
Như vậy, bên cạnh các hành vi vi phạm được liệt kê cụ thể trong Quy định 102 thì những hành vi vi phạm có mức độ rất nghiêm trọng, có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, khiến dư luận và cán bộ, Đảng viên bức xúc, mất uy tín Đảng viên cũng như tổ chức Đảng… thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
Các trường hợp không được kết nạp lại Đảng.
Điểm 3.5.2 Điều 3 Quy định 24-QĐ/TW đã đề cập đến các trường hợp không được xem xét kết nạp lại vào Đảng khi ra khỏi Đảng vì lý do:
– Đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng.
– Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ trường hợp gia đình đặc biệt khó khăn.
– Người gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.
– Người bị kết án về tội tham nhũng, tội nghiêm trọng trở lên.
Như vậy, căn cứ quy định trên, có 04 trường hợp Đảng viên bị khai trừ không được kết nạp lại.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đảng viên có con với người khác khi chưa ly hôn bị xử lý thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Quy định 24/QĐ-TW Điều lệ Đảng quy định Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên.
– Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
– Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp ủy viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xóa tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo điểm c khoản 8.1 Điều 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, việc bổ sung hồ sơ đảng viên quy định: Khi đảng viên có sự thay đổi hoàn cảnh gia đình (như kết hôn, sinh con,…) thì sẽ tiến hành bổ sung hồ sơ đảng viên.
Đảng viên làm việc trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội, mức đóng đảng phí hàng tháng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội và tiền công.