Đang nghỉ thai sản có được xin nghỉ việc luôn không?

04/10/2022
Đang nghỉ thai sản có được xin nghỉ việc luôn không?
338
Views

Nghỉ thai sản là một chế độ đối với người lao động khi họ thực hiện thiên chức của mình. Trong thời gian nghỉ thai sản vì nhiều lí do mà không ít những người lao động muốn lựa chọn nghỉ việc. Vậy thì theo quy định của pháp luật đang nghỉ thai sản có được xin nghỉ việc luôn không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để tìm câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Đang nghỉ thai sản có được xin nghỉ việc luôn không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần có lý do cụ thể, miễn sao đáp ứng thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Cụ thể thời gian báo trước được quy định như sau:

Đối với ngành, nghề, công việc đặc thù

– Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
– Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Loại hợp đồng lao độngThời gian báo trước
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lênÍt nhất 120 ngày
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 thángÍt nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng

Đối với ngành, nghề, công việc khác

Loại hợp đồng lao độngThời gian báo trước
Hợp đồng lao động không xác định thời hạnÍt nhất 45 ngày
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 thángÍt nhất 30 ngày
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 thángÍt nhất 03 ngày làm việc

Như vậy, nếu muốn nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ chỉ cần báo trước cho doanh nghiệp biết trước theo thời hạn nêu trên. Khi kết thúc thời hạn báo trước, người lao động đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 

Đang nghỉ thai sản, nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:

– Trường hợp sinh con thông thường: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thậm chí, khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng nói rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Có thể thấy, việc nghỉ hưởng chế độ thai sản chỉ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH trước khi sinh con chứ không căn cứ vào việc người lao động nghỉ việc hay còn làm việc.

Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản nhưng đã đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH thì người lao động vẫn được thanh toán tiền trợ cấp thai sản.

Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức?

Căn cứ Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nhận thêm tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu có đủ các điều kiện sau:

– Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (tính cả trước và sau sinh) đối với trường hợp sinh 01, trường hợp sinh đôi trở lên thì thêm mỗi con tính thêm 01 tháng.

Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức?
Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức?

– Đã quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp.

– Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.

Nếu có thỏa mãn các điều kiện trên, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con từ cuối năm trước chuyển tiếp sang năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước.

Theo phân tích trên, lao động nữ phải quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con do người sử dụng lao động chi trả.

Do đó, trường hợp nghỉ việc luôn từ lúc đang nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được thanh toán tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con.

Mức hưởng chế độ thai sản hiện nay

Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền trợ cấp 1 lần như sau:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở 

Năm 2022, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng.

Lưu ý: Lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Chỉ có cha tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

– Trường hợp người mẹ tham BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Căn cứ: Khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

Tiền chế độ thai sản

– Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con:

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng=100%xMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉx6 tháng

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

– Tiền trợ cấp trong các trường hợp khác:

Mức hưởng=Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ:24xSố ngày nghỉ

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Đang nghỉ thai sản có được xin nghỉ việc luôn không?. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh,… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Thuộc một trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

​Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.