Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo quy định mới nhất

12/08/2021
Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo quy định mới nhất
537
Views

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Việc đăng ký bảo hộ tác phẩm là rất quan trọng. Tất nhiên, với các sáng chế cũng tương tự. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề dưới góc nhìn pháp lý, bài viết dưới đây Luật Sư 247 xin cung cấp chi tiết về vấn đề Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo quy định mới nhất.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là đăng ký bảo hộ sáng chế?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Đăng ký bảo hộ sáng chế là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chủ sở hữu xác lập độc quyền của mình đối với sáng chế đó, ngăn chặn hành vi xâm phạm sáng chế.

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế

Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, nêu rõ các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền này. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục SHTT;
  • 02 bản mô tả sáng chế (được viết theo hướng dẫn bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật);
  • Bản tóm tắt sáng chế;
  • Yêu cầu bảo hộ sáng chế;
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí;
  • Giấy ủy quyền (nếu thực hiện thông qua đai diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)​;

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 3: Trả kết quả

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo quy định mới nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cần đăng ký bảo hộ sáng chế?

Chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế trước thời điểm sáng chế được công bố và sử dụng lưu hành trên thị trường bởi điều kiện về tính mới của sáng chế (sáng chế chưa được bộc lộ trước thời điểm nộp đơn) là một trong những 3 điều kiện để 1 sáng chế được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu?

Tổ chức, cá nhân có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ.
– Tại Hà Nội: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– Tại TP Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế qua bưu điện được không?

Câu trả lời là có. Tổ chức, cá nhân có thể ộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận