Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?

29/01/2022
Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?
855
Views

Thưa luật sư; em có câu hỏi mong luật sư giải đáp giùm: Em và H là bạn chơi thân với nhau, gần đây H cần 1 số tiền nên nhờ em vay hộ, em đứng ra vay giúp H số tiền 12 triệu đồng và cam kết với người cho vay mỗi tháng đóng lãi 1,5 triệu đồng. Em là người đứng tên trên giấy tờ vay nhưng thực chất H là người nhận tiền và đóng lãi hàng tháng; đóng được 3 tháng thì H dừng đóng và không liên lạc với em nữa. Hiện tại; do bị chủ nợ hối thúc nên em đã đăng một bài viết lên facebook với nội dung đòi nợ H; nội dung bài đăng phản ánh đúng sự thật. Vậy hành vi trên của em là đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật không? Em xin cảm ơn!

Những thắc mắc về việc Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật? sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Nội dung tư vấn

Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?

Giao dịch dân sự

Giao dịch vay tiền là giao dịch dân sự

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy; việc bạn đứng ra vay tiền rồi lại cho bạn của bạn vay tiền cũng chính là giao dịch dân sự; cho vay tiền bằng miệng hay làm giấy cho vay tiền viết tay vẫn đảm bảo về hình thức và được pháp luật công nhận; bảo vệ.

Thực tế khi giao dịch xảy ra; bạn là người đứng ra ký tên trên hợp đồng vay tiền; chính vì vậy trên góc độ pháp lý bạn chính là bên đi vay.

Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?

Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?

Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định “Tội làm nhục người khác“. Tội này được hiểu như sau: người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Có nghĩa là; nếu thông tin đòi nợ bạn đăng lên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật; có tính chất vu khống và xúc phạm đến bạn của bạn thì mới có yếu tố cấu thành “Tội làm nhục người khác” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Kết Luận

Vậy với những thông tin bạn cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành; thì việc bạn đăng thông tin của bạn thân và nội dung sự thỏa thuận giữa bạn và bạn thân lên mạng xã hội là không trái pháp luật; do bạn cung cấp những thông tin đúng sự thật và không có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của người bạn này. Khi bạn không thể đòi được nợ từ người bạn thân này và không thể liên lạc được với bạn ấy; thì bạn có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để được hỗ trợ; cụ thể bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án cấp Quận; Huyện nơi mà người bạn đó đang cư trú.

Mời bạn xem thêm 

Đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền bị xử lý như thế nào?

Hiện pháp luật chưa quy định về vấn đề đòi nợ trên facebook; tuy nhiên thì đây cũng chính là một biện pháp đòi nợ không phạm vào điều cấm của luật. Thế nhưng khi đòi nợ với lời lẽ xúc phạm cùng với thông tin không chính xác mà ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín thì sẽ có những hình thức xử lý như sau:

Xử lý hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; việc cung cấp, thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ bị xử với mức phạt 10-20 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Nếu việc đòi nợ đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; người này có thể bị truy cứu về tội Vu khống theo Điều 156 hoặc tội Làm nhục người khác theo Điều 155 BLHS.

Với vấn đề trên; để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bạn nên gọi điện, nhắn tin cho họ yêu cầu gỡ bỏ bài đăng và thỏa thuận lại về việc trả tiền. Trường hợp họ không thực hiện; bạn có thể chụp, quay video lại nội dung bài đăng; nhờ tổ chức thừa phát lại ghi nhận lại hiện trạng bài đăng, nội dung chia sẻ, bình luận. Sau đó, bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thông tin liên hệ 

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ?

Bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.