Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng

13/10/2021
nhà nước có quyền gì đối với đất đai
1252
Views

Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng là gì? Vợ chồng được đại diện nhau khi nào? Đại diện vợ chồng có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền đại diện giữa vợ chồng là một trong những quyền phản ánh cao nhất bình đẳng giữa vợ và chồng. Đại diện sẽ là phương thức pháp lý cần thiết trong việc thực hiện các quyền này của chủ sở hữu tài sản trong gia đình; đảm bảo cho mọi giao dịch dân sự hợp pháp được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng? Luật sư 247 sẽ giải đáp ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng là gì?

Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề đại diện như sau: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Như vậy, đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch; nhân danh vợ, chồng hoặc nhân danh cả hai vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích cá nhân của người được đại diện hoặc của cả gia đình. Theo đó, một bên vợ/chồng có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người còn lại, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch không được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện.

Đại diện giữa vợ và chồng có thể thực hiện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật do pháp luật quy định; hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền của người được đại diện cho người đại diện; thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

1. Đại diện theo pháp luật

Đại diện giữa vợ chồng khi một bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi khi thỏa mãn tiêu chí sau:

• Theo Điều 22 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

• Phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một quyết định của Tòa án. Quyết định này tuân theo một trình tự nhất định được quy định trong Luật tố tụng dân sự. Như vậy người vợ hoặc người chồng đương nhiên sẽ là người giám hộ cho người chồng.

Đại diện giữa vợ chồng trong trường hợp vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

– Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Với tư cách là người giám hộ thì vợ hoặc chồng là đại diện đương nhiên cho chồng hoặc vợ mình; bị mất năng lực hành vi sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện. Người này có các quyền và nghĩa vụ sau:

Căn cứ khoản 1 điều 57 Bộ luật dân sự năm 2015, Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ:

  • Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

Theo khoản 1 điều 58 Bộ luật dân sự năm 2015, người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền:

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc; dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

“Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ” (điểm a Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015), hoặc “Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ”, (điểm b Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015), thì cũng không cần thiết đối với quan hệ vợ chồng vì sẽ không ai thanh toán chi phí phát sinh cho việc quản lý tài sản của chính mình. Việc sử dụng tài sản của người được giám hộ cũng chính là tài sản của người giám hộ; nên việc sử dụng tài sản sẽ luôn đúng mục đích.

2. Đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng

Khoản 2 điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”

Theo quy định này, việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng chỉ áp dụng; khi xác lập, thực hiện, chấm dứt một số giao dịch nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ chồng; nhưng một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể uỷ quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch đó.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền

Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền; một bên vợ hoặc người chồng có quyền thực hiện các giao dịch vì lợi ích của hai vợ chồng; hoặc vì lợi ích của người còn lại trong phạm vi được uỷ quyền.

Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh:

Căn cứ Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh:

  • Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó; (trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác).
  • Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng:

Căn cứ Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

  • Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch; liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng; được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập; thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu; trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:

  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, khám, chữa bệnh –  khoản 1 Điều 30) hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định pháp luật.
  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng quy định tại Điều 37 của Luật này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vợ mất năng lực hành vi dân sự, chồng tự bán tài sản được không?

– Vợ đã mất năng lực hành vi dân sự, thì người giám hộ (chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp) đương nhiên là chồng, theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự khi đủ các điều kiện để được làm người giám hộ, theo Điều 49 Bộ luật dân sự.
– Như vậy, chồng sẽ được quyền bán tài sản chung, nếu là vì lợi ích của người vợ. Tuy nhiên với tài sản có giá trị lớn, việc bán tài sản phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ, sau khi người giám sát đã thực hiện đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người vợ.

Người mất năng lực hành vi dân sự có được tặng cho bất động sản không?

– Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Theo quy định tại Điều 53, Bộ luật Dân sự 2015 tặng cho bất động sản là một giao dịch dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự muốn tặng cho bất động sản thì phải được người đại diện theo pháp luật của họ xác lập thực hiện nhưng phải đáp ứng được các điều kiện hợp đồng có hiệu lực theo pháp luật, đồng thời giao dịch tặng cho bất động sản khi thực hiện phải vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận