Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?

20/11/2021
Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?
469
Views

Vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép ma túy; sử dụng ma túy trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế xuất hiện trường hợp giấu ma túy vào xe người khác trong khi người đó không biết mình đang vận chuyển ma túy; hay trực tiếp hơn là bắt ép cưỡng bức người khác sử dụng ma túy. Cưỡng bức người khác sử dụng ma túy là hành vi vô cùng nghiêm trọng khiến người khác lo sợ; buộc phải tuân theo đề nghị sử dụng ma túy; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe t, tinh thần và cuộc sống của người đó. Vậy với tính chất nghiêm trọng như vậy thì hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể: Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực hình sự

Khách thể: Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của các tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Đối với tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, có các dấu hiệu sau đây:

+ Có hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để tấn công người khác), đe dọa sử dụng vũ lực (tức đe dọa sử dụng sức mạnh vật chất) gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe đối với người khác để uy hiếp tinh thần họ nhằm buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác như đe dọa đốt nhà, làm mất danh dự, nhân phẩm của người bị hại…làm cho họ lo sợ thực sự và chấp nhận sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?

Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 257 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; có thể bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?

Người cưỡng bức người khác sử dụng ma túy; và khi kiểm tra đã sử dụng trái phép chất ma túy theo mức độ; sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hoặc bị truy cứu hình sự về hành vi sản xuất tàng trữ, vận chuyển ma túy trái phép.

Xử phạt hành chính

Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Như vậy hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi sử dụng ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 với các khung sau:

Khung 1: Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên; Vận chuyển, mua bán qua biên giới; sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người 15 tuổi nghiện ma túy bắt buộc bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi nào?

Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
– Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
– Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện

Cố ý bán ma túy giả có bị phạt không?

Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định về việc sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007 như sau: “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi […] thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS […]”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận