Cục bảo hộ thương hiệu là gì?

29/06/2022
Cục bảo hộ thương hiệu là gì?
259
Views

Cục bảo hộ thương hiệu hay còn gọi là Cục Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Office of Viet Nam – IP Viet Nam) là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, với chức năng tham mưu, giúp cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất để quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức hay thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về cục bảo hộ thương hiệu qua bài viết dưới đây.

Chức năng và nhiệm vụ của Cục bảo hộ thương hiệu

Như đã nói ở phần trên, Cục bảo hộ thương hiệu là cách gọi khác của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Hiện nay, cục SHTT có chức năng, nhiệm vụ chính như sau:

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về SHTT; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản nội bộ, văn bản cá biệt khác thuộc phạm vi quản lý của Cục; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật của các hội trong lĩnh vực SHCN, đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức lấy ý kiến các hội về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và phát triển hoạt động SHTT.
Cục bảo hộ thương hiệu là gì?
Cục bảo hộ thương hiệu là gì?
  • Tổ chức thực hiện việc xác lập quyền SHCN, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền SHCN theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý hoạt động đại diện SHCN và hoạt động giám định SHCN trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp trong lĩnh vực SHTT để triển khai việc quản lý và hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin SHCN, xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu và sử dụng thông tin SHCN; công bố các thông tin liên quan đến quyền SHCN được bảo hộ tại Việt Nam; tổ chức việc cung ứng thông tin SHCN phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản xuất, kinh doanh.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHCN; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền SHCN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết các tranh chấp về SHCN; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN.
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về SHTT; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về SHTT.
  • Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền SHCN theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế về SHCN; tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về SHTT; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến SHTT.
  • Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công về SHCN theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức nghiên cứu khoa học, thống kê về SHCN; tổng hợp, đánh giá, báo cáo về tình hình hoạt động bảo hộ quyền SHTT, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống SHTT và đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về SHTT.

Như vậy, Cục SHTT không chỉ là nơi thực hiện các thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó mà giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.

Các đơn vị trực thuộc

Cục bảo hộ thương hiệu là
Cục bảo hộ thương hiệu là

Điều lệ quy định Cục SHTT có 17 đơn vị trực thuộc, gồm:

  • Văn phòng Cục, Phòng Kế hoạch – Tài chính
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Đăng ký
  • Phòng Pháp chế và Chính sách
  • Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng
  • Trung tâm Thẩm định Sáng chế
  • Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp
  • Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu, thương hiệu
  • Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế
  • Trung tâm Thẩm định sau cấp Văn bằng bảo hộ
  • Trung tâm Thông tin Sở hữu công nghiệp
  • Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm Nghiên cứu
  • Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn.

Các Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Phạm vi bảo hộ thương hiệu

Cục bảo hộ thương hiệu
Cục bảo hộ thương hiệu
  • Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
  • Mặt khác, nếu sau ngày thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Để tránh được những rủi ro không đáng có, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi. Luật sư 247 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu của chúng tôi dưới đây nhé

Video  Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cục bảo hộ thương hiệu là gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ logo … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ là ở đâu?

386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ là ai?

Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ hiện nay là ông Đinh Hữu Phí.
Địa chỉ làm việc: Phòng 210 Nhà A, 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Ðiện thoại: 024.38584020; 024.38583069 (máy lẻ:1111)
Email: phidinhhuu@ipvietnam.gov.vn

Thông tin liên hệ của Cục sở hữu trí tuệ

Điện thoại: 024.38583069 – 024.38585157
Fax: 024.38588449 – 024.38584002
Thư điện tử: cucshtt@noip.gov.vn
Website: http://www.noip.gov.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.