Hiện nay, công tác quy hoạch để xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình kiến trúc,… diễn ra ngày càng sôi động. Do đó, việc nhà cửa san sát nhau cũng như xen giữa nhà cửa là cột điện, đường dây điện là một hình ảnh thường thấy. Tuy nhiên, để đặt được cột điện trên đất của dân thì việc quy hoạch, bồi thường phải được sự đồng ý của người dân. Vậy cột điện chôn vào ruộng đất nông nghiệp giá đền bù như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP;
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP.
Bồi thường và hỗ trợ nhà ở, công trình trong hành lang đường điện như thế nào?
Theo quy định pháp luật, khi có quyết định thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân không được phép chuyển nhượng nhà đất. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ lên kế hoạch quy hoạch đất để thực hiện xây dựng công trình công cộng, khu dân cư phức hợp,… được cấp trên phê duyệt phương án di dời, bồi thường, phương án xây dựng,…
Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không như sau:
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện 01 lần như sau:
- Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không.
Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
- Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất thì UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì xử lý như sau:
- Nếu chưa đáp ứng các điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì chủ đầu tư lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và thực hiện cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó (nghĩa là muốn nhà ở, công trình tồn tại thì phải bỏ tiền để cải tạo).
- Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
- Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Bồi thường và hỗ trợ nhà ở, công trình ngoài hành lang lưới điện như thế nào?
An toàn về hành lang lưới điện là một trong những yêu cầu khi xây dựng công trình công cộng, khu đô thị, hay triển khai quy hoạch nhà dân để phục vụ cho công tác xây dựng. Do đó, việc di dời nhà dân cũng như bồi thường và hỗ trợ nhà ở cho họ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và ưu tiên giải quyết.
Căn cứ khoản 14 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP, bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp thực hiện như sau:
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thuộc khu vực có cường độ điện trường lớn hơn 05 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và lớn hơn 01 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ để di dời như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn và giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV, có khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây nhỏ hơn hoặc bằng 60 mét thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được lựa chọn một trong hai hình thức xử lý sau:
- Được bồi thường, hỗ trợ để di dời như như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nếu không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được ở lại gửi UBND cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đầu tư xây dựng đường dây 500 kV xây dựng sau và được bồi thường đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt.
Cột điện chôn vào ruộng đất nông nghiệp giá đền bù như thế nào?
Khi đặt cột điện vào ruộng đất nông nghiệp của dân phải thực hiện theo quy định pháp luật về khoảng cách, an toàn cho nhà dân ở xung quanh,… Khi đặt cột điện vào ruộng đất nông nghiệp thì đất đặt cột điện sẽ bị thu hồi phục vụ cho công tác này vì ở gần cột điện rất nguy hiểm. Do đó, khu vực này sẽ không được phép xây dựng nhà ở.
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ để xây dựng công trình điện lực như sau:
“Việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bị thiệt hại do phải giải tỏa được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”.
Theo quy định trên, người dân cần lưu ý một số quy định sau:
- Điều kiện được bồi thường về đất: Phải có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp, trừ duy nhất 01 trường hợp.
- Hình thức bồi thường: Bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.
- Mức bồi thường: Tính theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư và thực hiện (không phải do Nhà nước thu hồi đất).
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chuyển đổi đất nông nghiệp Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Cột điện chôn vào ruộng đất nông nghiệp giá đền bù như thế nào? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Không nên xây nhà ở gần đường điện cao thế. Vì đường điện cao thế có điện áp lớn, điện từ trường sinh ra từ đường điện cao thế cũng cực kỳ mạnh. Sống trong môi trường điện từ trường mạnh về lâu về dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến tim mạch, gây mệt mỏi, đau đầu,…
– Tai nạn điện khi mưa giông: Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người sinh sống gần đường điện cao thế phải di dời nơi ở, là do có nguy cơ bị phóng điện trường khi gặp mưa giông. Hiện tượng này có thể gây bỏng, giật điện… hay thậm chí là nhiều người tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện cao thế.
Ngoài ra, nếu trời có sấm sét, người có nhà ở gần có khả năng sẽ có khả năng bị giật. Vì chạm vào đồ vật bằng kim loại bị nhiễm điện từ.
– Tác động đến đời sống sinh hoạt: Những người sinh sống gần đường điện cao thế phản ảnh rằng sáng dậy thường cảm thấy uể oải, đau nhức người, mệt mỏi,… Có nhiều hộ dân tuy đã xây nhà cách đường điện cao thế 15m – 20m nhưng TV vẫn luôn bị nhiễu do nhiễm điện từ trường.
Cột điện lộ thiên: Hệ thống điện ở nhiều nơi trên Việt Nam còn là hệ thống điện lộ thiên. Và trong thiết kế cảnh quan đô thị, các kỹ sư sẽ tránh việc để trụ điện trước nhà. Nếu để ý, ta sẽ thấy các trụ điện luôn nằm ở trên đường giao nhau, điểm chung giữa hai căn nhà.
Ở nước ta hiện có nhiều các tuyến đường dây cao thế với độ dài khoảng trên 18 nghìn km, và tuyến đường điện cao thế 500kV Bắc – Nam đi qua khá nhiều khu dân cư đông đúc. Các đường dây bao gồm: 110kV, 220kV và 500kV… đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh,… Tuy nhiên, những đường điện cao thế thường nằm cách xa khu dân cư. Còn những đường dây dẫn điện vào nhà là những đường điện hạ thế.