Công viên chức giáo dục ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?

06/02/2022
Công chức viên chức giáo dục ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?
937
Views

Có một số vị trí công chức, viên chức giáo dục cần phải định kỳ chuyển đổi công tác. Tại sao lại cần có sự chuyển đổi này? Những vị trí nào sẽ cần phải chuyển đổi? Cụ thể về vấn đề này như thế nào, hãy tìm hiểu cùng Luật sư X qua bài viết “Công viên chức giáo dục ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT 

Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục

Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương.

Cụ thể, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục được quy định như sau:

– Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).

Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Các đơn vị ban hành danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi căn cứ quy định trên để xác định thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với từng vị trí công tác cụ thể.

Như vậy từ ngày 14/02/2022, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).Trước đây, Thông tư 35/2010/TT-BGDĐT và Thông tư 33/2015/TT-BGDĐT quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 05 năm (đủ 60 tháng).

Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức giáo dục

Công viên chức giáo dục ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?

– Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị

– Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc

– Giáo dục và đào tạo

– Thanh tra

Quản lý, cấp phát các loại phôi và văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp phôi bằng, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Công tác thi tuyển sinh, công tác phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo trong và ngoài nước

– Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ”.

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch; giao chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận học bổng đi học; đào tạo ở nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử học sinh, sinh viên; công chức, viên chức đi học nước ngoài;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử công chức; viên chức đi học, đào tạo ở trong nước;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo cử tuyển; dự bị đại học cho học sinh các dân tộc thiểu số.

Công tác mở ngành nghề đào tạo, thành lập trường, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đăng ký mở ngành; nghề đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thành lập; sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể; cấp phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp;

– Tham mưu, tổ chức hoạt động đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục.

Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách

– Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách, cấp phát, thu chi tài chính, quyết toán;

– Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách hàng năm liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất; thiết bị trường học và các lĩnh vực đầu tư khác;

– Thực hiện nhiệm vụ kế toán, quản lý theo dõi, mua sắm tài sản, hàng hóa;

– Quản lý dự án dùng vốn tài trợ, vốn vay của nước ngoài có góp vốn của Nhà nước;

– Tham gia quản lý nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp; công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

– Thẩm định quy hoạch phát triển tổng thể các tổ chức; đơn vị sự nghiệp làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư, quyết toán dự án đầu tư;

– Thẩm định danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị trường học; các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục bằng nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;

– Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu; kết quả đấu thầu cho các gói thầu xây dựng, cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

– Quản lý giải phóng mặt bằng, quản lý thi công; giám sát đầu tư dự án và thanh toán khối lượng công trình;

– Cấp phát kinh phí cho học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đi học, đào tạo ở nước ngoài.

Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động đối ngoại

– Thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định cử cán bộ, công chức; viên chức thuộc cơ quan Bộ và các dự án; đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT đi công tác nước ngoài ngắn hạn. Theo dõi, tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn ra do Lãnh đạo Bộ chủ trì và đoàn có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia;

– Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị, các địa phương liên quan thẩm định hồ sơ xin mở văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

– Thẩm định việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách; hoặc giải thể cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

– Thẩm định việc cho phép thực hiện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Công viên chức giáo dục ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Vị trí công việc của viên chức là gì?

Vị trí việc làm của viên chức là công việc mà họ sẽ phải thực hiện hay chính là nhiệm vụ sẽ làm được gắn với một chức danh nghề nghiệp cụ thể nào đó hoặc chức vụ quản lý tương ứng theo quy định đưa ra của nhà nước. Vị trí việc làm của viên chức cũng chính là một căn cứ quan trọng để giúp lãnh đạo có thể xác định chính xác số lượng người làm việc, cơ cấu nhằm tuyển dụng, quản lý hiệu quả trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.

Vị trí việc làm có vai trò như thế nào?

Vị trí việc làm có vai trò quan trọng bởi nó chính là một căn cứ để đưa ra mức lương, nâng ngạch, điều động công chức và dùng để tuyển dụng nhân sự. Không chỉ có vậy, vị trí công việc còn dùng là cơ sở để xác định về số lượng lao động cần thiết và tiến hành cơ cấu viên chức. Điều này nhằm thực hiện tốt nhất việc sử dụng, quản lý và tuyển dụng nhân sự đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.