Quản lý phương tiện đặc biệt quy định như thế nào?

06/09/2022
Công tác quản lý phương tiện đặc biệt
1086
Views

Các phương tiện đặc biệt không phải đối tượng nào cũng được sử dụng mà phải sử dụng vào những trường hợp được pháp luật cho phép. Vậy công tác quản lý phương tiện đặc biệt hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Phương tiện đặc biệt là gì?

Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là những loại phương tiện đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Công tác quản lý phương tiện đặc biệt
Công tác quản lý phương tiện đặc biệt

Thực trạng tội phạm mua bán, vận chuyển phương tiện đặc biệt

Thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng, mìn tự tạo để cướp, giết, khủng bố cá nhân và chống người thi hành công vụ.

Đã hình thành nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” thường sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để giải quyết mâu thuẫn, trả thù, tranh giành địa bàn, xiết nợ, đòi nợ thuê… Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tình hình vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn diễn biến phức tạp.

Một bộ phận người dân vì lợi ích kinh tế vẫn cố ý đào bới, tìm kiếm, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Một số đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa do phong tục, tập quán vẫn lén lút cất giữ số lượng lớn súng săn, súng tự chế để sử dụng vào mục đích riêng. Đặc biệt, số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do các loại đối tượng tàng trữ trái phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các vụ án nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, do đó công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cần phải được tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Một số khó khăn trong công tác quản lý phương tiện đặc biệt

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, cụ thể đó là:

Thứ nhấtdo đặc điểm địa hình, địa bàn tuyến biển, tuyến biên giới dài, rộng nên công tác tuyên truyền và vận động nhân dân sống tại các xã miền núi dọc tuyến biên giới Việt Lào, tuyến biển tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận người dân ở các xã vùng biển, vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Các loại vũ khí, bom, mìn sót lại sau chiến tranh còn khá nhiều, một số người dân nhặt được hoặc đào bới tìm kiếm được không tự giác giao nộp mà lén lút sử dụng để săn bắn động vật hoang dã và đánh bắt thủy, hải sản.

Thứ hai, tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để gây án, trả thù cá nhân, tranh giành địa bàn hoạt động của các băng, ổ, nhóm tội phạm. Đặc biệt, thời gian gần đây, tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thông qua internet, các trang mạng xã hội, dịch vụ bưu chính diễn biến phức tạp nên gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xác minh, điều tra và xử lý.

Thứ ba, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có kho chuyên dụng để bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau khi thu gom nên công tác phân loại, bảo quản chưa đảm bảo an toàn.

Thứ tư, cán bộ làm công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại một số cơ quan, đơn vị phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, một số cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành; chưa có chế độ đặc thù cho lực lượng trực tiếp thực hiện công tác này, mặc dù đây là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm và độc hại.

Thứ năm, kinh phí phục vụ công tác tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, rà soát, phổ biến, tuyên truyền, nhất là công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa được bảo đảm đầy đủ nên hiệu quả chưa cao.

Công tác quản lý phương tiện đặc biệt
Công tác quản lý phương tiện đặc biệt

Giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý phương tiện đặc biệt

Để công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới, thời gian tới cần thực hiện hiệu quả một số nội dung trọng tâm sau:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành với những nội dung phù hợp cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân, nhất là đối với người trực tiếp làm công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội.

Công an các đơn vị, địa phương phải xác định được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển…làm tốt công tác điều tra cơ bản, tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, bắt giữ các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ qua biên giới. Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đưa ra truy tố, xét xử một số vụ điển hình phục vụ phòng ngừa, răn đe, giáo dục chung.

Tăng cường công tác đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thường xuyên tổ chức kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hành vi vi phạm, hạn chế tình trạng mất, thất lạc; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc và lên án, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quản lý phương tiện đặc biệt quy định như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi, dịch vụ ly hôn nhanh chóng, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ giải thể công ty cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện đặc biệt khi qua đường ngang phải tuân thủ những quy định gì?

Phương tiện đặc biệt khi qua đường ngang được quy định tại Điều 33 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thì ngày 01/7/2018, cụ thể như sau:
Phương tiện đặc biệt như xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường được phép lưu hành qua đường ngang thì người Điều khiển phương tiện phải:
– Tuân thủ Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ.
– Chủ phương tiện nêu trên phải có phương án bảo đảm an toàn cho công trình đường ngang, an toàn giao thông đường sắt khi di chuyển qua đường ngang và phải báo trước cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng nơi có đường ngang mà xe cần đi qua để bố trí người hỗ trợ và hướng dẫn bảo đảm an toàn.

Vật liệu nổ có phải phương tiện đặc biệt không?

Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là những loại phương tiện đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.