Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

02/12/2021
Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài
1208
Views

Hiện nay, cùng với việc các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra ngày càng nhiều. Các yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số cá nhân hiểu sai về vấn đề này. Gây nên tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hạn chế. Vì vậy Quý bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 làm rõ về vấn đề công nhân và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến việc công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài. Như việc đưa ra giải thích bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là gì. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bàn án dân sự trên.

Bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là gì?

Bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án dân sự không được tuyên bởi Tòa án của nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Theo đó bản án về dân sự, hôn nhân và gia đình. Ngoài ra các bản án về thương mại, lao động. Hay về tài sản trong bản án hành chính nước ngoài. Mà theo pháp luật Việt Nam các bản án nói trên được coi là bản án dân sự.

Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là việc Tòa án Việt Nam thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Coi bản án, quyết định nói trên như bản bán, quyết định của tòa án Việt Nam xét xử. Đồng thời cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam.

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

Việc công nhận nói trên phải tuân theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định. Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án dân sự của Tòa án nước ngoài khi:

  • Bản án của nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
  • Trên cơ sở có đi có lại.
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những bản án của tòa án nước ngoài sẽ được công nhận và thi hành.

Việc công nhận và cho thi hành sẽ được tiến hành theo thủ tục công nhận và cho thi hành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thủ tục này có khác so với thủ tục công nhận và cho thi hành pháp quyết của trọng tài nước ngoài.

Các trường hợp không được công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

Theo như quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Các bản án của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành bao gồm:

Bản án dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của bên đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.

Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Thuộc các trường hợp quy định tại Điều 440 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Bao gồm các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Việt Nam. Các bản án, quyết định trên có liên quan đến quyền đối với bất động sản ở Việt Nam. Hay công nhận tài sản trên lãnh thỗ Việt Nam là vô chủ.

Ý nghĩa công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

Về phương diện kinh tế

Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án quyết định dân sự nói trên sẽ góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của đương sự trong các vụ án dân sự. Các đương sự này bao gồm cả công dân và pháp nhân Việt Nam.

Đồng thời việc công nhận và cho thi hành nói trên giúp giảm thiểu chi phí tố tụng. Tòa án quốc tế sẽ không phải xét xử lại vụ án đó một lần nữa.

Tránh được hiện tượng vi phạm pháp luật. Trốn tránh nghĩa vụ của đương sự là người phải thi hành án. Hạn chế được chi phí tư pháp của Việt Nam.

Về phương diện pháp luật

Góp phần tăng cường tính ổn định, tăng cường được pháp chế. Đồng thời dự đoán được môi trường pháp lý Việt Nam. Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể dự đoán được những hậu quả pháp lý từ hành vi thực tế của mình theo đó họ mới có thể mạnh dạn tham gia, giao dịch thiết lập các quan hệ đầu tư, kinh doanh v.v… Điều này có ý nghĩa quan trọng hơn khi Việt Nam đang trong giai đoạn tăng cường hội nhập quốc tế.

Việc hoàn thiện cơ chế trên là một trong những yếu tố then chốt. Quyết định mức độ gia nhập vào các hoạt động kinh tế mang tính chất toàn cầu của Việt Nam. Cũng như nâng cao uy tín cho Việt Nam trên thế giới.

Về phương diện chính trị, ngoại giao

Góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các Việt Nam với các nước. Bên cạnh đó thể hiện thái độ thiện chí của các quốc gia. Thúc đẩy quan hệ trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình phối hợp sẽ thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các quốc gia với nhau.

Góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế giữa Việt Nam với các nước. Bởi những lợi ích của việc công nhận và cho thi hành mang lại. Trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia ở vị trí ngang nhau trong việc thiết lập mối quan hệ giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Đồng thời góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước ta. Thiết lập quan hệ hợp tác và phối hợp với tất cả các nước trên thế giới. Và việc thiết lập quan hệ này dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Thông tin liên hệ Luật sư

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là gì?

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự không được tuyên bởi Tòa án của nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành.
Tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề này. Theo đó bản án, quyết định dân này bao gồm bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình. Ngoài ra cũng bao gồm bản án, quyết định về thương mại, lao động…

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có ý nghĩa về mặt pháp lý như thế nào?

Góp phần tăng cường tính ổn định. Tăng cường được pháp chế. Cũng như dự đoán được môi trường pháp lý Việt Nam.
Là một trong những yếu tố then chốt quyết định mức độ gia nhập vào các hoạt động kinh tế mang tính chất toàn cầu của Việt Nam. Nâng cao uy tín cho Việt Nam trên thế giới.

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Bản án, phán quyết của nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế. Tuy nhiên các điều ước này chỉ là các điều ước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Trên cơ sở có đi có lại.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ được công nhận và thi hành.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận