Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?

01/07/2022
Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?
450
Views

Mới đây, vụ việc về hai nghệ sĩ Việt Nam bị tố hiếp dâm cô gái 17 tuổi ở Tây Ban Nha đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều người thắc mắc liệu hai nghệ sĩ này sẽ bị xử lý như thế nào? Vậy, Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì Hiệu lực của Bộ luật Hình sự với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

“1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam

Việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại.

Theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và theo nguyên tắc có đi có lại, phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế, không trái pháp luật Việt Nam

“Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.”

Xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, hầu hết các hoạt động tố tụng hình sự của một quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Vì vậy, việc xử lý tội phạm ở nước ngoài rất cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước.

Khi hai nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này sẽ dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải đảm bảo phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ. Việt Nam đã ký một số Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha,…

Về vụ việc hai nghệ sĩ bị tố hiếp dâm ở Tây Ban Nha, có hai trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất là có thể dẫn độ về Việt Nam để Việt Nam xử. Trường hợp hai là xử tại nước ngoài và chấp hành hình phạt tại nước ngoài.

Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?
Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Tội hiếp dâm ở Tây Ban Nha hình phạt ra sao?

Theo quy định pháp luật Tây Ban Nha, ộ tuổi quan hệ tình dục hợp pháp ở Tây Ban Nha là 16 tuổi, có nghĩa pháp luật nước này coi một người 16 tuổi trở lên có đủ nhận thức để đồng ý tham gia hoạt động quan hệ tình dục.

Trước đây, luật pháp Tây Ban Nha quy định rằng phải có bằng chứng cho thấy nghi phạm dùng bạo lực hoặc đe dọa nạn nhân thì mới được coi là tấn công tình dục.

Tuy nhiên, tháng 5 vừa qua, Quốc hội Tây Ban Nha đã thông qua dự luật yêu cầu phải có sự đồng thuận rõ ràng đối với các hành vi tình dục. Luật mới xác định sự đồng ý là sự thể hiện rõ ràng ý chí của một người, làm rõ rằng sự im lặng hoặc thụ động không phải là sự đồng ý bình đẳng. Dự luật này xác định “sự đồng ý” là sự thể hiện rõ ràng ý chí của một người, đồng thời quy định sự im lặng hoặc thụ động không phải là sự đồng ý bình đẳng. Quan hệ tình dục không đồng thuận có thể bị coi là tấn công và phải chịu án tù lên đến 15 năm.

Bên canh đó, có thể xem xét tiếp đến các tình tiết tăng nặng án tù. Cụ thể, phạt tù từ 12 đến 15 năm nếu xuất hiện các tình tiết bổ sung sau:

  • Thực hiện các hành vi bạo lực hoặc đe dọa có tính chất hạ thấp, sỉ nhục đối phương.
  • Có sự tham gia từ 2 người trở lên.
  • Khi nạn nhân là đối tượng dễ bị tổn thương do tuổi tác, bệnh tật, tật nguyền hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
  • Có sử dụng vũ khí hoặc các phương tiện nguy hiểm có khả năng gây chết người hoặc thương tích để uy hiếp.

Tội hiếp dâm ở Việt Nam bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ vào Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội hiếp dâm như sau

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi hiếp dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, bị phạt từ từ 05 đến 10 năm tù. Bên cạnh đó, hành vi nhiều người hiếp dâm một người bị tù từ 07 năm đến 15 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,.… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài khi không có Hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước thì sao?

Trong trường hợp không có Hiệp định tương trợ tư pháp, việc tương trợ dẫn độ, hỗ trợ điều tra … sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại (Principle of reciprocity) trong từng trường hợp cụ thể. Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội, người này sẽ bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng của nước sở tại.

Nếu người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, nhưng pháp luật Việt Nam không có quy định về tội phạm đó thì xử lý như thế nào?

Đối với một hành vi phạm tội tại nước ngoài, pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn sẽ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, tuy nhiên hành vi đó phải được “Bộ luật này quy định là tội phạm.”
Điều này có nghĩa, cùng là một hành vi, tuy nhiên nếu pháp luật nước khác quy định đó là hành vi phạm tội, nhưng trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, hành vi đó không cấu thành tội phạm nào thì vẫn không có căn cứ xử lý
Mặt khác, chẳng hạn hành vi phạm tội của người này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam, khi đó giống như bất kỳ tội phạm nào xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cần xem xét các thủ tục tố tụng tại Bộ luật tố tụng hình sự 

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.