Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?

15/09/2022
Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?
605
Views

Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật. Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Việc thực hiện công chứng thường do các công chứng viên tại các văn phòng công chứng thực hiện. Đây là một hoạt động mang tính pháp lý nên cần có sự thỏa thuận rõ ràng từ hai bên, nhất là vấn đề chi phí. Vậy Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách gọn như sau: Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:

– Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự bằng văn bản;

– Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Theo quy định của pháp luật thì những giấy tờ đó phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?
Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?

Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?

Tại Điều 9 Quy tắc Đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng như sau:

1. Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.

2. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.

3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.

4. Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.

5. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

6. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.

7. Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.

8. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

9. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.

10. Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.

Như vậy, theo quy định trên thì công chứng viên không được phép thu thêm một chi phí phát sinh nào ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận trước đó. Hành vi yêu cầu trả thêm chi phí để bồi dưỡng cho phiên dịch viên của công chứng viên là vi phạm pháp luật.

Công chứng viên thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 3 và Khoản 9 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau:

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;

c) Công chứng khi không kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;

d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận;

đ) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

e) Ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định;

g) Ghi lời chứng không chính xác về tên hợp đồng, giao dịch; chủ thể hợp đồng, giao dịch; thời gian hoặc địa điểm công chứng;

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều này;

c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này.

Do đó, công chứng viên đã thu thêm chi phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận ban đầu bạn thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh ngoài khoản chi phí đã thỏa thuận không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của việc công chứng là gì

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Vì sao phải công chứng?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về công chứng, bắt buộc một số giao dịch phải được công chứng. Việc công chứng giao dịch được thực hiện sẽ hạn chế rủi ro pháp lý cũng như những tranh chấp sau quá trình giao dịch. Việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế, còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Các trường hợp phải công chứng

Đối với các hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, bất động sản trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải thực hiện công chứng theo quy định theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được công chứng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.
Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 647 của Bộ Luật Dân sự 2015.
Văn bản về lựa chọn người giám hộ bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.