Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?

29/09/2022
Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?
338
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi đang là công chức, hai năm nữa là tôi đủ tuổi về hưu. Tôi có thắc mắc rằng công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hay không? Có được bổ nhiệm lại công chức sắp về nghỉ hưu? Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức được quy định ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện về độ tuổi để bổ nhiệm công chức lãnh đạo như sau:

a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, theo quy định như trên, trong trường hợp của bạn chỉ còn 2 năm nữa là nghỉ hưu thì không đáp ứng điều kiện được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.

Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo được quy định như thế nào?

Tại Điều 43 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo như sau:

1. Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất.

2. Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.

Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?
Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?

4. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

5. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.

6. Công chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan.

Có được bổ nhiệm lại công chức sắp về nghỉ hưu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định:

“2. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.”

Theo đó, công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp, nếu tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm lại công chức như sau:

“Điều 42. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

4. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:

a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư 247 chia sẻ với các bạn về “Công chức sắp đủ tuổi về hưu có được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo?“. Hy vọng qua bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tuyên bố giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội hoặc bạn muốn tìm hiểu về dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ …của luật sư 247, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Bổ nhiệm vào ngạch công chức được quy định như thế nào?

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được quy định cụ thể trong thời gian chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển.

Thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý thuộc về ai?

Căn cứ Điều 44 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm như sau:
“1. Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.”

Pháp luật quy định về thời hạn giữ chức vụ của công chức giữ chức vụ lãnh đạo là bao lâu?

1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.