Công chức có phải bồi dưỡng ngoại ngữ không?

30/11/2021
Công chức có phải bồi dưỡng ngoại ngữ không?
383
Views

Chính sách mới về công chức, viên chức chuẩn bị có hiệu lực từ tháng 12 năm 2021 với nhiều quy định liên quan đến công chức viên chức. Một trong các vấn đề đó là công chức có phải bồi dưỡng ngoại ngữ không? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin gửi đến bạn đọc bài viêt sau đây.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 89/2021/NĐ-CP

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức 

Nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã được các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định gồm 11 nội dung theo 3 nhóm nội dung sau: 

– Xây dựng và ban hành khung pháp lý về chủ trương, cơ chế, quy định, quy chế, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ.

– Tuyển dụng; sử dụng (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; nhận xét, đánh giá; điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bầu cử, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; khen thưởng; kỷ luật); thực hiện chính sách, chế độ. 

– Hướng dẫn tổ chức thực hiện; Kiểm tra; Thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hệ thống quản lý cán bộ công chức

Ở cấp Trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Bộ Nội vụ; Vụ tổ chức cán bộ của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; các phòng, ban tổ chức cán bộ thuộc các Tổng cục, Cục thuộc bộ; các phòng, ban tổ chức cán bộ thuộc đơn vị sự nghiệp. 

Ở cấp tỉnh: Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân; các sở; Sở Nội vụ

Ở cấp huyện: Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân; các phòng ban; Phòng Nội vụ.

Ở cấp xã: Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân;

Về phân công, phân cấp

Việc phân công, phân cấp, được thể hiện trên các văn bản của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bổ nhiệm vào ngạch

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm theo nguyên tắc :

– Làm công việc nào thì bổ nhiệm vào ngạch công chức đó;- Người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn quy định của ngạch.Việc bổ nhiệm ngạch thực hiện như sau:
– Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả tập sự; người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự gửi cơ quan sử dụng công chức;

– Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch tập sự thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức.

Quy định mới về phụ cấp thâm niên vượt khung

Nội dung đáng chú ý về phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 8/2021 là sửa quy định kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi cán bộ, công chức, viên chức không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp này. Cụ thể:

Trước đây, thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức, viên chức không đạt tiêu chuẩn theo thông báo hoặc quyết định bị kéo dài 01 năm (đủ 12 tháng) trong trường hợp:

– Nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch/chức danh nhưng không đạt tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

– Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhưng kể từ ngày tính hưởng lần sau lại không đạt tiêu chuẩn hưởng loại phụ cấp này.

Từ 15/8/2021, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật sẽ kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên. Cụ thể:

– Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm;

– Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.

Trong khi đó, thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài có thể là 12 tháng, 06 tháng hoặc 03 tháng tùy từng trường hợp cụ thể.

Công chức có phải bồi dưỡng ngoại ngữ không?

Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/10/2021.

Theo quy định cũ tại Điều 16 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, nội dung bồi dưỡng của công chức gồm: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kỹ năng quản lý Nhà nước; quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, nghề nghiệp, hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Tuy nhiên, theo quy định mới, Nghị định 89 chỉ quy định nội dung bồi dưỡng gồm lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, từ ngày 10/12/2021 tới đây, công chức không còn phải thực hiện nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học và ngoại ngữ.

Có thể thấy, nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc tiến tới đây sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức bởi những chứng chỉ này đã không còn phù hợp, nội dung trùng lặp và chưa thật sự bám sát thực tế.

Hiện nay, nhiều đối tượng công chức cũng đã được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như công chức văn thư và công chức hành chính theo quy đinh tại Thông tư 02/2021/TT-BNV.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Công chức có phải bồi dưỡng ngoại ngữ không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào đâu?

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

Các hình thức khen thưởng đối với cán bộ, công chức?

– Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
Giấy khen;
Bằng khen;
Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
Huy chương;
Huân chương.
Cán bộ, công chức lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định

Điều kiện xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I như thế nào?

– Từ hạng II lên hạng I: Được khen thưởng Huân chương lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời