Liên quan đến vụ một Đại úy công an chĩa súng vào nhân viên y tế huyện Đức Trọng; tỉnh Lâm Đồng gây xôn xao dư luận. Đây là 1 hành vi nguy hiểm; thể hiện sự coi thường pháp luật và có dấu hiệu phạm tội. Vậy hành vi Công an chĩa súng vào bác sĩ bị xử lý như thế nào?
Mời bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này!
Tóm tắt sự việc: vào tối 11/11/2021; khi đang trinh sát một đối tượng hiềm nghi ma túy tại khu vực giáp ranh giữa huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng; Đại uý Ngọ lúc này sử dụng trang phục dân sự; đồng thời có mang theo công cụ hỗ trợ là súng bắn hơi cay. Khoảng 23h20′; vợ của Đại úy Ngọ gọi điện báo về việc con nhỏ 7 ngày tuổi vừa bị sặc sữa; tình trạng rất nguy kịch.
Ngay sau đó; Ngọ báo với Ban chỉ huy rồi về nhà tại xã Hiệp Thạnh – huyện Đức Trọng để chở con đi cấp cứu. Tại sảnh cấp cứu Trung tâm y tế huyện Đức Trọng; có 02 nữ nhân viên y tế nhắc nhở việc đeo khẩu trang; lúc này vì lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của con nên Đại uý Ngọ đã không kiểm soát được cảm xúc của bản thân; có hành vi to tiếng và cầm công cụ hỗ trợ giơ ra.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017)
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Nội dung tư vấn
Công cụ hỗ trợ là gì?
Công cụ hỗ trợ là phương tiện; động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế; ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống người thi hành công vụ; trốn chạy; bảo vệ người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp; bao gồm:
- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
- Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự.
Ai được sử dụng công cụ hỗ trợ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các đối tượng được sử dụng công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Quân đội nhân dân; công an nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Ban Bảo vệ dân phố;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Công an chĩa súng vào bác sĩ bị xử lý như thế nào
Theo Điều 5 Luật Quản lý vũ khí; quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý; sử dụng vũ khí; như sau: Lợi dụng; lạm dụng việc sử dụng vũ khí; vật liệu nổ; tiền chất thuốc nổ; công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội; tính mạng, sức khỏe; tài sản; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối với hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ phân tích dưới góc độ cấu thành tội phạm.
Đại úy có thể bị truy cứu về tội sử dụng súng trái phép
Trong trường hợp khẩu súng trên là của đại úy Ngọ; thì có thể bị xử lý về tội Tàng trữ, sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ; quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó; tại khoản 1 quy định: Người nào chế tạo; tàng trữ; vận chuyển; sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao; công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng; tác dụng tương tự; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đại úy có thể bị truy cứu về tội đe dọa giết người
Trong vụ việc trên, Đại úy Ngọ sử dụng vũ khí khi không thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, việc sử dụng vũ khí như vậy là lạm quyền, đe dọa đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, tính mạng và sức khỏe của người khác.
Trường hợp đại úy Ngọ chĩa súng đe dọa có khiến 2 nhân viên y tế sợ hãi; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; đời sống của nạn nhân. Thì đại úy có thể bị truy cứu về tội đe dọa giết người; quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự. Theo đó; Người nào đe dọa giết người; nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên trường hợp của đại úy Ngọ sẽ đối diện với khung hình phạt 2-7 năm tù giam; do de dọa từ 2 người trở lên (khoản 2 Điều 133).
Đại úy có thể bị truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng
Còn trong trường hợp vị cán bộ công an không khiến 2 nạn nhân lo sợ bị giết hay không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần; đại úy Ngọ có thể bị truy cứu về tội Gây rối trật tự công cộng; quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự. Tại khoản 2 có quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Xúi giục người khác gây rối;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy; hành vi của đại úy là gây rối trật tự công cộng có sử dụng vũ khí; hung khí; nên sẽ áp bị áp dụng khung hình phạt từ 02-07 năm tù.
Có thể bạn quan tâm
- Cản trở người thi hành công vụ bị xử lý thế nào theo quy định
- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
- Hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?
Như vậy; hành vi công an chĩa súng vào bác sĩ có thể bị truy cứu về các tội tàng trữ sử dụng súng trái phép; tội đe dọa giết người; tội gây rối trật tự công cộng. Đối với những tội danh khác nhau sẽ có khung hình phạt khác nhau. Ngoài ra; với hành vi không đeo khẩu trang, đại úy còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 3 triệu đồng khi không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công an chĩa súng vào bác sĩ bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ttheo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Căn cứ điều 9 bộ luật hình sự 2015 phân loại về tội phạm thì người thực hiện tội phạm trên là tội phạm nghiêm trọng.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.