Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?

18/03/2022
Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?
828
Views

Chủ thể vi phạm hành chính có thể là bất kỳ ai. Khi phạt hành chính, chế tài thường được nhắc đến nhất chính là phạt tiền. Vậy trường hợp con dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hành chính và bị xử phạt nhưng không có tiền đóng, cha mẹ có nghĩa vụ phải nộp thay hay không? Nguyên tắc xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào? Người đã thành niên không thể nộp tiền phạt thì bố mẹ có phải nộp thay? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?”. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Quy định về Vi phạm hành chính?

Thế nào là vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.

Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính

Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Vi phạm hành chính được cấu thành bởi mặt khách quan, chủ thể, chủ quan, khách thể.

Mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Đó là các hành vi vi phạm pháp luật hành chính; và được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác cụ thể:

– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm

– Công cụ, phương tiện vi phạm

– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế.

Mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được xác định là vi phạm hành chính.

Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:

– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.

Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước; các tổ chức xã hội; các đơn vị kinh tế; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Khách thể của vi phạm hành chính

Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Như trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Quy định về việc xử phạt hành chính với người chưa thành niên

Người chưa thành niên được hiểu là ngươi dưới 18 tuổi. Theo quy định trên chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên

Theo điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài những nguyên tắc chung, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục; giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm; phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Thứ hai, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm; nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt; hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp.

Thứ ba, việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, không áp dụng hình thức phạt tiền.

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền; tiền phạt không quá 1/2 mức áp dụng với người thành niên.

Thứ tư, trong quá trình xử lý bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ.

Thứ năm, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định; việc áp dụng biện pháp thay thế không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?

Theo quy định trên chỉ người chưa thành niên từ trên 16 tuổi mới bị áp dụng hình thức phạt tiền.

Theo khoản 3 điều 134 Luật XLVPHC; nếu người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền nhưng không có tiền nộp; hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Theo đó nếu rơi vào các đối tường này, cha mẹ phải nộp thay cho con tiền phạt vi phạm.

Bên cạnh đó nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ cũng phải bồi thường thiệt hại thay co con của mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính?

Hiện nay, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Trục xuất.

Thế nào là lỗi cố ý?

Lỗi cố ý là khi người thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra thì mới bị xử phạt hành chính.

4/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.