Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?

29/05/2022
Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?
841
Views

Chào Luật sư, Trường hợp hai vợ chồng đứng tên chung trên một sổ đỏ là tài chung của hai vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Người chồng đã ly dị vợ cũ và có con riêng. Con riêng đang hiện sống với vợ cũ. Trường hợp chồng chết không lập di chúc, việc chuyển tên sổ đỏ qua cho con chung của hai vợ chồng có cần người con riêng của vợ cũ ký tên hay không? Và người con riêng của chồng cũ có được hưởng tài sản chung của hai vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân hay không? Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Nhận di sản thừa kế do người chết để lại có hai hình thức là theo pháp luật và theo di chúc. Và thừa kế theo pháp luật là gì? Hai hình thức này có gì khác nhau? Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định? Để giải đáp thắc mắc của bạn, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Đây là định nghĩa về thừa kế theo pháp luật được nêu tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hiện nay; có hai hình thức nhận di sản của người chết là nhận thừa kế theo di chúc và nhận thừa kế theo pháp luật. Bởi di chúc là ý chí của người để lại thừa kế nên pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc hơn chia thừa kế theo pháp luật.

Chỉ trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới đây; di sản sẽ được chia theo pháp luật:

Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?
Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?

Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?

Khi việc chia di sản thừa kế thuộc tài sản chung vợ chồng khi người chồng chết được thực hiện như su:

– QSD nảnh đất được chia đôi: 1 nửa của người vợ còn sống; 1 nửa còn lại là di sản của chồng.

Trường hợp người chồng chết mà không để lại di chúc; di sản của người chồng sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó; những người được hưởng thừa kế di sản người chồng là những người còn sống thuộc hàng thứ nhất: “vợ; chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người chết;”.

Như vậy trong trường hợp này; người con riêng của chồng với người vợ trước cũng là đối tượng hưởng thừa kế QSD phần đất là di sản của chồng

–  Nếu muốn chuyển sổ đỏ  sang tên người con chung của 2 vợ chồng,

+ Cả người vợ và người con riêng của chồng phải có văn bản từ chối nhận di sản (của chồng)

+ Người vợ chuyển quyền sử dụng phần đất chia đôi mà mình được hưởng từ tài sản chung sang người con chung.

Xử lý di sản không có người thừa kế như thế nào?

Trường hợp di sản không có người thừa kế thì di sản tạm thời do người quản lý di sản có trách nhiệm quản lý theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự 2015.

Pháp luật quy định về thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản;10 năm đối với động sản (theo quy định tại Khoản 1; Điều 623 Bộ luật dân sự 2015).

Hết thời hạn này mà không có yêu cầu chia di sản nào thì di sản còn lại; (sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản của người chết) mà không có người nhận thừa kế thì di sản được xử lý như dưới đây.

  • Di sản đang được chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.

Đây là trường hợp người chiếm hữu; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; liên tục; công khai trong thời hạn:

  • 10 năm đối với động sản;
  • 30 năm đối với bất động sản

… thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó; kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

Như vậy; khi một người dù không có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc nhưng đã chiếm hữu di sản của người chết thỏa mãn những điều kiện nêu trên thì họ sẽ được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản.

  • Di sản không có người chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015. Khi đó; di sản sẽ thuộc về Nhà nước và Nhà nước giao cho các cơ quan quản lý; sử dụng di sản đó.

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết như thế nào?

Khi người đứng tên tài sản trong gia đình mất đi có thể là vợ hoặc chồng thì toàn bộ số tài sản đó sẽ chia thừa kế ra sao? Việc tiến hành chia như thế nào để đảm bảo công bằng cho những người có quyền được hưởng thừa kế? 

Trước đây; pháp luật Việt nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi đã lấy chồng nên pháp luật về thừa kế ở thời kì ấy thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung, cũng như việc phân chia tài sản sau khi một người mất đi.

Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực; trong đó có việc định đoạt tài sản trong gia đình.

Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung đã được ghi nhận.

Đây cũng là một trong những vấn đề thể hiện rõ sự đổi mới về mặt pháp luật ngày nay của luật thừa kế nói chung; luật dân sự nói riêng.

Theo tục lệ liên quan đến hôn nhân gia đình từ xa xưa tại Việt Nam; thông thường người chồng sẽ là người đứng tên toàn bộ tài sản trong gia đình vì theo lối suy nghĩ tại thời điểm đó; người đàn ông là trụ cột của gia đình là người quyết định mọi công việc trong đời sống gia đình.

Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?
Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, Hợp pháp hóa lãnh sự; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thành lập công ty; Xin giấy phép bay Flycam; Bảo hộ bản quyền tác giả; xác nhận độc thân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký hộ kinh doanh …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Vợ có được hưởng thừa kế khi bị truất quyền thừa kế hay không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ Luật Dân sự năm 2015, trường hợp người vợ bị truất quyền thừa kế thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

 Vợ từ chối nhận di sản thừa kế đất đai của chồng được hay không?

Vợ có quyền từ chối nhận di sản được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác). Khi từ chối nhận di sản thì người thừa kế phải lập văn bản từ chối trước thời điểm phân chia di sản.

Trường hợp có nhiều người cùng thừa kế đất đai thì giải quyết thế nào?

Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.

5/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.