Cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên là một bộ phận không thường trực trong hệ thống quản lý của nhà trường và chỉ được thành lập khi nhà trường có nhu cầu tuyển dụng giáo viên tại đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì không hoạt động thường xuyên nên ơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên làm nhiệm vụ gì không được nhiều người biết đến.
Để giúp cho bạn biết được cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên làm nhiệm vụ gì, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết sau.
Căn cứ tuyển dụng cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên
Để có những căn cứ tuyển dụng giáo viên tại đơn vị của mình, cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng cần xây dựng được vị trí giáo viên mà đơn vị muốn tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, các tiêu chí đưa ra để nhận hồ sơ ứng tuyển, hình thức tuyển dụng. Từ việc xây dựng đó, cơ quan tổ chức sẽ có được các căn cứ tuyển dụng cơ bản cho đơn vị của mình và đưa nó vào trong các bảng tin tuyển dụng tại đơn vị.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định căn cứ tuyển dụng viên chức như sau:
“1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Các nội dung khác (nếu có).”
Cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên làm nhiệm vụ gì?
Cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên sau khi được thành lập sẽ là các công việc như xây dựng thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, sàn lọc hồ sơ trước khi tiến hành thi tuyển, sàn lọc kết quả, xác nhận người trúng tuyển, công bố kết quả trúng tuyển, tiếp nhận giáo viên làm việc tại đơn vị, ký hợp đồng làm việc, bố trí nơi làm việc, hướng dẫn quá trình làm việc ban đầu tại đơn vị.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển như sau:
“1. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng phải đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chúng sau: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.”
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức như sau:
“1. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức được thực hiện như quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.”
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thông báo kết quả tuyển dụng viên chức như sau:
“1. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.”
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định tiếp nhận vào viên chức như sau:
“1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm.”
Cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên tổ chức vòng thi máy vi tính như thế nào?
Vòng thi máy vi tính là vòng thi đầu tiên mà bất kỳ một giáo viên nào khi dự tuyển điều phải trải qua. Vòng thi qua máy vi tính sẽ trải qua 02 phần bao gồm vòng thi kiến thức chung gồm 60 câu và vòng thi tiếng anh gồm 30 câu. Kết quả vòng thi qua máy vi tính được biết ngay sau khi kết thúc. Nếu hoàn thành tốt và đủ số điểm được quy định tại vòng một bạn sẽ được phép trải qua vòng thi thứ hai.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định hình thức, nội dung và thời gian thi vòng 1 như sau:
“1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:
a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I.
b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II.
c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.”
Vòng thi chuyên ngành được cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên tổ chức ra sao?
Vòng thi chuyên ngành là một phần thi vô cùng quan trong trong quá trình ứng tuyển vị trí giáo viên. Phần thi này tùy từng trường hợp có thể được tổ chức theo phương pháp tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai. Kể cả có một số trường còn cho phép phần thi này được biến tấu sang phần thi giảng bài thử trên giảng đường và trải qua các câu hỏi vấn đáp từ Hội đồng tuyển dụng.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định hình thức, nội dung và thời gian thi vòng 2 như sau:
“2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
d) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.
đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này.”
Mời bạn xem thêm
- Mang thẻ Đảng viên đi vay tiền có bị xử lý kỷ luật không?
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì?
- Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cơ quan tổ chức đơn vị tuyển dụng giáo viên làm nhiệm vụ gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu về sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;