Có nên thành lập công ty hay không?

13/02/2022
Điều kiện thành lập công ty luật như thế nào?
547
Views

Có nên thành lập công ty hay không? Lý do vì sao nên mở công ty riêng kinh doanh lại được nhiều người lựa chọn. Khi mở công ty cần lưu ý những gì? Là băn khoăn của nhiều doanh nhân khi có ý định mở 1 công ty để khởi nghiệp. Nếu bạn cũng đang vướng mắc về vấn đề này, thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Có nên thành lập công ty?

Khi mở công ty, bạn có quyền quyết định, quyền quản lý, quyền làm chủ doanh nghiệp của mình.

Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Mở công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh. Thay vì chỉ mở thêm 1 hay 2 cơ sở bán lẻ nhỏ, bạn có thể thành lập cả một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đó.

Đăng ký mở công ty, tức là bạn hoạt động dưới quy định cũng như sự bảo vệ của pháp luật, quá trình kinh doanh của bạn trở nên nghiêm chỉnh và hoàn thiện từng ngày.

Hơn nữa, khi mở công ty, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.

Thành lập công ty bạn sẽ tạo việc làm cho nhiều người khác.

Công ty của Việt Nam có tư cách pháp nhân hợp lệ sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, lý do cuối cùng chính là việc thành lập công ty giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh, trở thành một ông chủ, giám đốc chính hiệu.

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty

Sau khi bạn đã giải đáp được băn khoăn có nên thành lập công ty hay không và có quyết định mở công ty để kinh doanh, thì đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng khi mở công ty dưới đây. Như vậy sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc mở một công ty và có định hướng cụ thể cho mình

Lưu ý về việc chuẩn bị thủ tục ban đầu trước khi mở công ty

Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

  • Để kinh doanh, bán hàng, sản xuất thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.
  • Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.
  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép… mới được đi vào kinh doanh.

Chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng quy định:

  • Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ  đặt công ty đúng, cụ thể nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.
  • Cấm đặt địa chỉ công ty ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.

Tiến hành chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp:

  • Công ty cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.
  • Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn một trong những loại hình sau để thực hiện đăng ký kinh doanh như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh. Mỗi loại hình có ưu điểm và hạn chế riêng.

Chuẩn bị vốn đầy đủ và tiến hành kê khai vốn điều lệ:

  • Muốn thành lập công ty thì chắc chắn doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.
  • Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỷ đồng.
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý là với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định

Chọn một người làm đại diện theo pháp luật cho công ty:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của một người đại diện pháp luật của công ty .
  • Có thể để cho chủ tịch, giám đốc… làm người đại diện pháp luật cho công ty. Tuy nhiên, người đại diện có thể thay đổi sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh, nên nếu chưa hài lòng, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện.

Chuẩn bị tên của công ty, tránh trùng lặp với công ty khác:

  • Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Doanh nghiệp cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Cấm dùng tên cơ quan quản lý nhà nước đặt tên công ty.
  • Đặc biệt, doanh nghiệp không được đặt tên công ty giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Để tránh trùng lặp tên, bạn nên tra cứu tên kỹ lưỡng trước khi tiến hành đăng ký tên công ty.

Lưu ý về việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép mở công ty

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty, doanh nghiệp thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp , thủ tục gồm:

  • Giấy đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty.
  • Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp
  • Danh sách cổ đông cùng thành viên có góp vốn vào công ty.
  • Các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…

Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Sau khoảng 3 – 5 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty.

Mời bạn xem thêm bài viết

Hi vọng bài viết “Có nên thành lập công ty hay không?” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu trọn gói; hãy liên hệ với Luật sư X; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì?

Do chỉ có 1 chủ sở hữu nên việc quyết định các vấn đề của công ty như sản xuất, mua bán diễn ra nhanh chóng mà không phải thông qua họp bàn. Nếu khách hàng muốn mở 1 công ty do chính mình làm chủ và trực tiếp quyết định mọi vấn đề của công ty thì nên thành lập loại hình doanh nghiệp này
– Doanh nghiệp tư nhân được phép cho thuê lại công ty, vậy nên trong trường hợp khách hàng không muốn điều hành công ty nữa, có thể cho một cá nhân khác thuê lại doanh nghiệp
– Có thể kiểm soát các khoản rủi ro trong kinh doanh dễ dàng do chỉ có 1 chủ sở hữu, đồng thời các vấn đề liên quan đến kê khai và nộp thuế cũng đơn giản và nhanh chóng

Lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh như thế nào?

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
Loại hình “Hộ kinh doanh”;
Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.