Có nên kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác?

15/09/2021
kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác
1363
Views

Hiện nay tình trạng kết hôn khi một trong hai bên vợ/chồng còn quá trẻ hoặc quá già; không còn là điều quá xa lạ. Vấn đề này nhận được sự quan tâm của rất nhiều người; nếu ở xã hội trước kia khó có thể chấp nhận được thì ở xã hội hiện tại được cởi mở hơn. Tuy nhiên; nhiều người vẫn tự đặt câu hỏi rằng liệu kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác có hạnh phúc; hôn nhân có duy trì được? Hãy cùng với chúng tôi làm rõ các vấn đề qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Chênh lệch tuổi tác trong hôn nhân được hiểu thế nào?

Hiện nay; Luật Hôn nhân gia đình chỉ đặt ra quy định về độ tuổi kết hôn là nam từ đủ từ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi nhưng không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào là chênh lệch tuổi tác trong hôn nhân.

Cũng không có đặt ra độ tuổi như thế nào được xem là chênh lệch.

Nhưng theo quan điểm của chúng tôi; vợ chồng chênh lệch nhau từ 7- 10 tuổi trở lên được xem là chênh lệch về tuổi tác.

Với độ tuổi này; nhiều quan điểm cho rằng mức độ chênh lệch ít; nhiều quan điểm lại cho rằng chênh lệch nhiều và cũng có nhiều trường hợp vợ chồng hơn thua nhau 10 tuổi chưa được xem là chênh lệch về tuổi tác trong hôn nhân.

Tuy nhiên, trong hôn nhân những cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác càng lớn thì lối sống càng cách xa nhau và tỷ lệ vợ chồng tan vỡ càng cao.

Thực tế, những người cùng tuổi và chênh lệch từ 1 – 3 tuổi cũng được xem là có khoảng cách tuổi tác lý tưởng cho một mối quan hệ hoàn hảo; xác suất chia tay cũng sẽ thấp hơn.

Có nên kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác không?

Sự trưởng thành về cảm xúc

Sự trưởng thành về tình cảm là rào cản lớn nhất trong một tình yêu có sự khác biệt về tuổi tác; đóng vai trò quyết định đến duyên phận của hai bạn.

Những người trẻ tuổi khi yêu hầu như lúc nào cũng nhiệt tình; bồng bột và thiếu bình tĩnh, kiên nhẫn.

Trong khi những người người yêu lớn tuổi lại bình tĩnh và kiên nhẫn, chín chắn hơn rất nhiều.

Sự khác biệt trong thói quen và sở thích

Nhưng một khi về chung sống, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong cư xử cá nhân, lối sống, sở thích và thậm chí cả sự mong đợi giữa hai bạn với nhau.

Những chi tiết nhỏ có thể dễ thương lúc đầu lại có thể tạo ra sự khác biệt nghiêm trọng; dẫn đến đổ vỡ mối quan hệ vợ chồng.

Quá khứ đã qua

Một bên đã từng ly hôn và rào buộc về con cái trong khi một bên chưa từng trải qua cuộc sống hôn nhân.

Hay một bên đang còn sự nồng nhiệt của tuổi trẻ trong khi một bên đã bước sang tuổi trung niên.

Mỗi bên đều có quá khứ của riêng mình.

Quá khứ đó có thể gây khá nhiều rắc rối cho tình yêu ở hiện tại.

Liệu bạn có thể đối phó với điều này không?

Khi cả hai cùng già đi

Khi kết hôn mà chênh lệch tuổi tác hai người dễ có lối sống; suy nghĩ khác nhau.

Tuổi tác không phải là điều quan trọng nhưng nếu có khác biệt về cách nhìn nhận cuộc đời; khác biệt về cách nhận thức vấn đề thì có thể gặp khó khăn trong việc giữ gìn và duy trì mối quan hệ.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là sự tự nguyện yêu nhau; chính tình yêu thực sự sẽ chắp cánh thêm cho đôi lứa về nghị lực, về sự hợp tác để chứng minh giá trị của chính mình.

Kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác có thể để lại những hậu quả gì?

Theo một thống kê chỉ có 2% phụ nữ kết hôn với đàn ông trẻ hơn từ 6 đến 9 tuổi và 1% có bạn đời trẻ hơn 10 tuổi hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên; có sự cách biệt tuổi tác lớn hơn ở những người tái hôn. Đàn ông có xu hướng chọn những phụ nữ trẻ hơn họ; 57% người chọn phụ nữ cùng tuổi, 20% người chọn phụ nữ trẻ hơn 10 tuổi hoặc nhiều hơn và 18% chọn phụ nữ trẻ hơn từ 6 đến 9 tuổi. Trong khi đó, chỉ có 11% phụ nữ chọn đàn ông nhiều tuổi hơn khi tái hôn.

Tuổi tác của vợ chồng có thể đoán được sự hài lòng của những mối quan hệ lâu dài. Trong khi tất cả các cặp vợ chồng thường nói nhiều đến việc chia sẻ với nhau những sở thích; mối quan tâm thì các cặp chênh lệch tuổi tác có thể trải nghiệm điều này một cách sâu sắc hơn. Thực sự tuổi tác chỉ là một con số hoặc một yếu tố dẫn đến sự khác nhau trong các hoạt động giải trí yêu thích, cách chi tiêu hay những quyết định khác.

Tuy nhiên; trên thực tế có thể thấy việc kết hôn mà chênh lệch tuổi tác cũng có những yếu điểm riêng:

  • Mục tiêu và giá trị cuộc sống của họ thực sự khác nhau.
  • Họ quan niệm và nhìn nhận mọi thứ theo hướng khác nhau và những sở thích lẫn ước mơ cũng ít có sự tương đồng hơn.
  • Tâm lý, tính cách, văn hóa, khó tìm được tiếng nói chung, dễ mâu thuẫn.
  • Vấn đề sức khỏe và tâm sinh lý, khi người bạn đời đang già đi rất nhanh, sức khỏe yếu; thì người trẻ còn lại sẽ cảm thấy hôn nhân không còn được như mong đợi, hạnh phúc dễ dàng tan vỡ.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Có nên kết hôn với người chênh lệch về tuổi tác?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đủ để được đăng ký kết hôn là gì?

Điều kiện kết hôn; nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
– Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: như tảo hôn;…

Hồ sơ đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?

Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
– Giấy tờ khác theo quy định.

Hôn nhân được hiểu như thế nào?

 Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của hai người nam và nữ; gồm những thành phần vật chất: ở chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những sung sướng vật chất;…. Không có một sự ghen tuông nào chia rẽ được họ cả. Họ cùng nhau lao động; cùng nhau xây dựng gia đình. Do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh; họ ngẫu nhiên gặp nhau và khi cảm thấy hợp nhau; yêu nhau họ dẫn đến cái tất nhiên là lấy nhau và cùng ăn đời ở kiếp với nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời