Có nên kết hôn sớm hay không?

15/09/2021
Có nên kết hôn sớm hay không
3240
Views

Hiện nay việc kết hôn dường như đang được trẻ hóa; nhu cầu kết hôn sớm khá phổ biến. Nhưng trên thực tế có nhiều cuộc hôn nhân chưa thật sự hạnh phúc khi độ tuổi kết hôn còn quá trẻ; chưa ổn định về kinh tế; tinh thần cũng như nhiều yếu tố khác. Câu hỏi được nhiều người quan tâm là có nên kết hôn sớm hay không? Việc kết hôn sớm có những lợi ích cũng như hạn chế gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định pháp luật

Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình; có quy định về kết hôn như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy; theo quy định kết hôn là việc nam nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Và tại Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình; quy định về điều kiện kết hôn; trong đó điểm a khoản này có nhắc đến điều kiện về độ tuổi kết hôn:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc xác định độ tuổi đăng ký kết hôn căn cứ vào yếu tố tâm sinh lý về sinh học nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ sức khỏe; và hiểu biết cho cả người vợ và người chồng khi kết hôn; tránh xảy ra tình trạng tảo hôn; kết hôn khi cả hai bên nam nữ chưa thực sự phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện về cả mặt sức khỏe; và tâm sinh lý lứa tuổi.

Như vậy; có thể thấy, việc xem xét về vấn đề có hay không nên kết hôn sớm căn cứ vào độ tuổi của người đó.

Tuy nhiên; dù có kết hôn sớm thì cũng phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi đăng ký kết hôn đã nêu ở trên.

Ưu và nhược điểm của việc kết hôn sớm

Ưu điểm kết hôn sớm

  • Cảm thấy hạnh phúc hơn

Đa số những người trong độ tuổi từ 20 đến 28 đã kết hôn chia sẻ; họ cảm thấy “rất hài lòng” về cuộc sống vợ chồng, so với những ai còn độc thân hay sống thử.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những ai kết hôn trong độ tuổi từ 22 – 25 có thể có cuộc sống vợ chồng bền vững hơn.

  • Ổn định cuộc sống sớm hơn

4 đến 5 năm sau kết hôn, những khó khăn cũng dần qua đi, so với những cô bạn, cậu bạn cùng trang lứa đang mải mê với công danh; sự nghiệp hay đang độc thân, mải miết tìm kiếm “bến đỗ” cho mình thì bạn đã hơn họ bởi cuộc sống của bạn đã đi vào nề nếp, bạn đã tạo dựng cho mình một gia đình riêng; có chồng, có con.

Đối với nhiều người thì đó là niềm mơ ước lớn lao nhất. Và đó là động lực giúp họ phát triển hơn về sự nghiệp, tương lai.

  • Việc có và sinh con sẽ dễ dàng, suôn sẻ hơn

Khi còn trẻ, việc có và sinh con dễ dàng hơn và ít biến cố hơn; con cái sẽ khỏe mạnh hơn so với các bạn lớn tuổi hơn.

Đây là kết luận và lời khuyên của nhiều chuyên gia y tế cho các cặp đôi khi kết hôn.

Đặc biệt; không nên sinh con ở độ tuổi cao; dễ dẫn tới các tình trạng bệnh lý cho đứa trẻ. Rõ ràng; việc kết hôn sớm, sinh con sớm mang lại nhiều lợi ích cho các cặp đôi trong cuộc sống hôn nhân của mình.

Nhược điểm kết hôn sớm

  • Sự ổn định của tình cảm

Một trong những lý do chính không nên bắt đầu một gia đình khi bạn còn quá trẻ là bạn có thể thiếu sự ổn định cần thiết về tình cảm.

Hầu hết chúng ta phải trải qua một vài mối tình trước khi gặp được đối tác phù hợp để tiến tới hôn nhân. Bên cạnh đó; bản thân chúng ta thường chưa đủ sự trưởng thành và chín chắn để làm cha, làm mẹ.

  • Tài chính eo hẹp

Trong khi đó cuộc sống gia đình có biết bao nhiêu khoản phải chi tiêu; mọi thứ đều phải dựa vào chồng, vợ hay gia đình nội ngoại hai bên chu cấp.

Trên thực tế; vấn đề này khiến không ít cặp vợ chồng trẻ phải lao đao khi chưa chuẩn bị điều kiện về kinh tế tốt mà vội kết hôn sớm.

  • Sự nghiệp có thể bị ảnh hưởng

Sự nghiệp ổn định là yếu tố rất quan trọng vì 2 lý do chính. Nó sẽ cho phép bạn tạo lập tài chính ổn định để chăm sóc; nuôi dưỡng con cái. Thứ hai, nó sẽ là nguồn sinh sống, dự phòng của bạn trong tương lai.

Vậy nên; việc kết hôn trước khi ổn định sự nghiệp sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc và cơ hội phát triển.

  • Hôn nhân có thể không bền vững

Chính vì những khó khăn về kinh tế; công việc bị ảnh hưởng và cả do còn “trẻ người non dạ”; thiếu kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống gia đình, cho việc đối nhân xử thế, đối nội đối ngoại.

Cho nên nhiều đôi bạn trẻ đã không thể giữ được mái ấm gia đình mình sau khoảng thời gian ngắn kết hôn.

Có nên kết hôn sớm hay không?

Có thể thấy rằng; việc kết hôn sớm mang lại nhiều ưu điểm tích cực tuy nhiên bên cạnh đó vẫn luôn tồn tại những khó khăn và thách thức mà các cặp đôi trẻ cần phải vượt qua.

Việc chỉ rõ ra những ưu, nhược điểm của việc kết hôn sớm chỉ mang tính tham khảo bởi việc kết hôn không chỉ là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật bất cứ lúc nào mà cần mà nó như duyên phận khi đến thì phải đến mà không thể nào mà trốn tránh được.

Do đó, không thể nào khẳng định chắc chắn được việc có nên kết hôn sớm hay không; mà việc kết hôn sẽ do hai bên tự nguyện xác lập trên cơ sở tình cảm của cả hai bên.

Chính vì thế; việc kết hôn sớm hay kết hôn muộn không quan trọng. Quan trọng là hai bên nam nữ có đủ sự tự tin để cùng nhau vượt qua được những khó khăn trong đời sống vợ chồng khi tuổi đời còn trẻ hay không.

Như vậy; có thể thấy chúng ta không thể khẳng định rằng nên hay không nên kết hôn sớm. Hôn nhân chỉ thực sự bền vững; hạnh phúc khi cả hai có cái nhìn đúng đắn; đủ tự tin và trưởng thành để bước vào cuộc sống hôn nhân; có thể cùng nhau xây dựng được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và đúng nghĩa.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Có nên kết hôn sớm hay không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?

Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.

Giấy chứng nhận kết hôn được cấp mấy bản?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch; giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, sau khi nam, nữ cùng ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận. (theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 123).
Như vậy, có thể thấy, đăng ký kết hôn sẽ được cấp thành 02 bản chính cho mỗi bên vợ, chồng giữ 01 bản.

Có thể đăng ký kết hôn qua mạng được không?

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội; nhiều địa phương đã tiến hành thực hiện thủ tục hành chính qua mạng. Theo đó; để thực hiện việc đăng ký kết hôn qua mạng, công dân tại tỉnh, thành nào sẽ truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó để thực hiện các thao tác đăng ký.
Sau khi đăng ký qua mạng thành công; các cặp đôi phải chú ý tin nhắn; để liên tục cập nhật tình hình hồ sơ của mình và xác nhận lại thông tin.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận