Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?

07/06/2022
Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?
793
Views

Xin chào Luật Sư. Tôi có một người bạn muốn được mượn địa chỉ nhà tôi để đăng ký mở công ty. Tuy nhiên, việc mở công ty sẽ không dễ dàng gì? Tôi cũng không biết việc mượn địa chỉ nhà để đăng ký công ty như vậy có vi phạm pháp luật không. Cho nên tôi muốn hỏi là mượn địa chỉ nhà để thực hiện đăng ký văn phòng, công ty có gặp phải rủi ro gì khi công ty vi phạm pháp luật không? Xin chào bạn, để trả lời câu hỏi trên của bạn mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết “Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp cụ thể như sau:

“Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam; là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?

Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?
Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty?

Trong trường hợp của bạn, bạn và người mượn nhà bạn để đăng ký kinh doanh nên thỏa thuận; và lập hợp đồng về việc thoả thuận mượn địa điểm kinh doanh; trong đó nêu rõ thời gian mượn, mục đích sử dụng; quyền và trách nhiệm hai bên… và phải hoàn toàn không trái pháp luật; tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng để bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh. 

Ở đây bạn chưa nói rõ việc mượn địa điểm nhà của bạn để đặt trụ sở kinh doanh hay có hoạt động kinh doanh thực tế tại địa điểm nhà bạn để xin đăng ký kinh doanh bởi cơ quan thuế có thế xuống trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra trong thường hợp quy định tại Luật Quản lý thuế 

Trong những trường hợp cơ quan thuế có thể đến kiểm tra. Nếu phát hiện không có hoạt động kinh doanh trên thực tế tại địa điểm đăng kí trong giấy đăng kí kinh doanh; chủ thể kinh doanh sẽ phải chịu những chế tài theo pháp luật quy định.

Tuy nhiên pháp luật mới chỉ đặt ra chế tài xử phạt đối với chủ thể kinh doanh; còn với người cho mượn nhà để đặt trụ sở kinh doanh hiện nay pháp luật không đặt ra bất kì chế tài gì.

Vậy nên, khi hoạt động kinh doanh có xảy ra vấn đề nào đó vướng mắc với pháp luật; thì người phải chịu trách nhiệm là chủ thể kinh doanh chứ không ảnh hưởng gì tới gia đình bạn; bởi gia đình bạn đã ký hợp đồng thỏa thuận hợp pháp về việc mượn địa điểm kinh doanh.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện

  • Văn phòng đại diện chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập. Do đó, không thể song song thực hiện thủ tục thành lập công ty cùng văn phòng đại diện.
  • Tên văn phòng đại diện bắt buộc bao gồm tên công ty kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” ….
  • Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng giao dịch. Do đó trưởng văn phòng đại diện chỉ được ký các hợp đồng phục vụ hoạt động của văn phòng.
  • Trưởng văn phòng đại diện không được ký hợp đồng phát sinh hoạt động kinh doanh. Khác với địa điểm kinh doanh, vẫn được phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
  • Địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện công ty không được là nhà tập thể, nhà chung cư (tương tự như trụ sở của công ty).
  • Mặc dù văn phòng đại diện không phát sinh các thủ tục với cơ quan thuế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ của văn phòng đại diện khác quận, huyện vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế với Chi cục thuế cũ. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý việc lựa chọn địa chỉ phù hợp khi thành lập văn phòng đại diện để tránh phát sinh thay đổi địa chỉ khác quận. Khác với địa điểm kinh doanh khi doanh nghiệp có sự thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại bài viết này áp dụng cho cả việc thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn Việt Nam và cả thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • 01 bản chứng minh thư công chứng của trưởng văn phòng đại diện;
  • Thông tin tên, trụ sở văn phòng, số điện thoại của văn phòng đại diện;
  • 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và ký hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Sau khi nhận được thông tin về tên, trụ sở văn phòng, số điện thoại của văn phòng đại diện và chứng minh thư công chứng của trưởng văn phòng Luật sẽ soạn hồ sơ.
  • Hồ sơ được hoàn thiện trong vòng 01 ngày để chuyển cho Quý khách hàng ký đóng dấu.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện và công bố thành lập

  • Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện được nộp tại: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
  • Nộp lệ phí công bố để công bố thông tin văn phòng đại diện trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài; Sau khi doanh nghiệp có giấy phép hoạt động tại nước ngoài; doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu cho văn phòng đại diện

Để thuận tiện cho việc ký các hồ sơ; giấy tờ phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện nên khắc con dấu của văn phòng đại diện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Có nên cho mượn địa chỉ nhà để đăng ký văn phòng công ty? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, thành lập công ty…. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm khi thành lập văn phòng đại diện

Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào?

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC.
000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử, phí công bố 100.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.