Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?

25/08/2022
Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?
449
Views

Quyền sở hữu trí tuệ luôn là một loại quyền quan trọng đối với mỗi người. Quyền sở hữu trí tuệ còn mang tính quyết định với các pháp nhân thương mại khi kinh doanh loại mặt hàng nào đó. Dù quan trọng đến vậy, nhưng nhiều pháp nhân thương mại vẫn còn thắc mắc rằng liệu quyền sở hữu trí tuệ có thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại hay không? Liệu nó có được coi giống như một loại tài sản và được kê biên giá trị như những loại tài sản đã được công nhận từ trước. Vậy Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Pháp nhân thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 thì khái niệm pháp nhân thương mại được quy định cụ thể như sau:

– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

– Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?
Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (Quyển tác giả; Quyền hữu công nghiệp).

Quyền sở hữu trí tuệ thì có thể bị kê biên hay không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại.

Trường hợp pháp nhân thương mại là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.

2. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.

3. Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.

4. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án hình sự để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.

Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.

5. Trường hợp pháp nhân thương mại đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.

Trên đây là những vấn đề về kê biên đối với quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật hiện hành.

Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại.

Trường hợp pháp nhân thương mại là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.

2. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.

3. Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.

4. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án hình sự để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.

Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của pháp nhân thương mại.

5. Trường hợp pháp nhân thương mại đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại vẫn có thể bị cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật (phải chuẩn bị hồ sơ và làm theo thủ tục nhất định), có tài sản riêng (tài sản của công ty độc lập với tài sản của chủ sở hữu), có cơ cấu tổ chức và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật (công ty hợp danh có người đại diện theo pháp luật là thành viên hợp danh).

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập.

Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

– Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a, Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b, thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
– Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.