Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?

01/06/2023
Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?
143
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp, cụ thể là hiện nay tôi đang mang thai được 6 tháng, tuy nhiên vì một số lý do cá nhân nên tôi đã nghỉ làm 5 ngày không phép. Bên công ty có báo với tôi rằng tôi vi phạm kỷ luật lao động vào sẽ quyết định sa thải tôi, tôi thắc mắc rằng có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không? Trong trường hợp nào thì không được xử lý kỷ luật người lao động đang mang thai? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến ban tư vấn của Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?

Với chính sách bình đẳng giới trong lao động, lao động nữ ngày càng được cải thiện về số lượng và “chất lượng” trong các cơ sở sử dụng lao động. Việc thiết lập quan hệ lao động giữa lao động nữ và người sử dụng lao động thực hiện như thông thường theo quy định của pháp luật. Vì là đối tượng đặc biệt, do đó, lao động nữ sẽ được hưởng các “ưu đãi” riêng, được Bộ luật lao động thừa nhận và bảo vệ, người sử dụng lao động có trách nhiệm đáp ứng để quyền của lao động nữ được bảo đảm. Vậy khi đang mang thai thì lao động nữ có bị xử lý kỷ luật hay không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn nghỉ 05 ngày không phép trong một tháng đã vi phạm nội quy lao động và thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải. Tuy nhiên vì bạn đang mang thai nên theo quy định thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động có thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ sau thời gian mang thai là bao lâu?

Quy định không xử lý kỷ luật đối với lao động nữ mang thai bám sát thực tế, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm sức khỏe, chức năng thai sản của lao động nữ, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của lao động nữ. Vậy sau mang thai sẽ bị xử lý kỷ luật ra sao?

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với trường hợp thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết đối với trường hợp lao động nữ vi phạm kỷ luật khi đang mang thai thì được kéo dài thời hiệu tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày lao động nữ sinh và nuôi con được 12 tháng.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, tuy không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng sau khi sinh và nuôi con được 12 tháng bạn vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc?

Lao động nữ là một trong những đối tượng đặc biệt được quy định trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan. Xuất phát từ đặc điểm về thể trạng, tâm sinh lý và việc thực hiện “thiên chức làm mẹ” của lao động nữ mà pháp luật có những quy định riêng về đối tượng này, trong đó có các quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Vậy trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc?

Căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau:

Bảo vệ thai sản

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc trong trường hợp sau đây:

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết,

– Người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Người sử dụng lao động bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người lao động là gì?

Khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý các nguyên tắc sau:
Nghĩa vụ chứng minh lỗi để xử lý vi phạm; kỷ luật lao động thuộc về Người sử dụng lao động. Người lao động không có nghĩa vụ phải chứng minh mình có lỗi hoặc không có lỗi;
Khi xử lý kỷ luật ; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa cho mình. Trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm;

Ai là người có quyền quyết định các hình thức kỷ luật đối với người lao động?

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Các hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật đối với người lao động?

Các hành vi sau đây bị pháp luật nghiêm cấm đối với việc xử lý kỷ luật người lao động:
+Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
+ Phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật ;đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định đó là hành vi vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.