Trước khi trở thành nhân viên chính thức của một doanh nghiệp thì người lao động sẽ trải qua quá trình thử việc hoặc trong một số doanh nghiệp, ngành nghề nhất định sẽ không có thời gian thử việc này. Qua quá trình thử việc này sẽ giúp người lao động có thời gian tiếp xúc, đánh giá và làm quen với công việc để biết mình có phù hợp với công việc hay không? Nhiều thắc mắc đặt ra rằng Có được xin nghỉ phép trong thời gian thử việc hay không? Hãy cùng ban tư vấn của Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Người lao động thử việc trong thời gian bao lâu?
Thử việc được hiểu đây là khoảng thời gian thử thách quan trọng, góp phần quyết định sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể tùy ý áp đặt thời gian thử cho người lao động. Pháp luật hiện hành có quy định chi tiết về thời gian thử việc của người lao động.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ phải thử việc trong:
– Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Lưu ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không phải thử việc (khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019).
Có được xin nghỉ phép trong thời gian thử việc hay không?
Nghỉ phép năm là một quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Theo quy định thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho những người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Vậy có được xin nghỉ phép trong thời gian thử việc hay không?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định về nghỉ hằng năm (thực tế thường được gọi là nghỉ phép năm) như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc thì được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu người lao động tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó đương nhiên được coi là thời gian để tính vào ngày nghỉ phép năm.
Tuy nhiên, hiện hành pháp luật chưa có quy định nào quy định rõ về việc: Trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ phép năm hay không; nếu hết thời gian thử việc người lao động không tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động thì có được nghỉ phép năm hay không. Do đó, trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ phép năm hay không sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; nội quy, quy chế của Công ty.
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động như thế nào?
Theo quy định, việc nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được thực hiện theo quy định về lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động đã ban hành. Mặc dù thời gian nghỉ phép này do người sử dụng lao động quy định nhưng trước khi thực hiện ban hành lịch nghỉ phép năm, người sử dụng lao động vẫn phải tham khảo ý kiến của người lao động, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật, chi tiết:
Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động bao gồm:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động 2019.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Có được xin nghỉ phép trong thời gian thử việc hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 3 điều 24 Bộ luật lao động 2019, đối với người lao động giao kết hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, hai bên không được áp dụng thử việc.
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động được tự thỏa thuận về thời gian thử việc. Trừ trường hợp thử việc tối đa 06 ngày làm việc ra, các trường hợp còn lại đều áp dụng thời gian thử việc tính theo ngày bình thường, tức đã bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.