Có được nhận nuôi hai con nuôi cùng một lúc không?
Chào Luật sư, gia đình tôi hiếm muộn đã nhiều năm. Vợ chồng tôi đã dùng đủ phương pháp nhưng vẫn không thể có con được. Sắp tới tôi dự định nhận nuôi con nuôi. Nhưng chồng tôi muốn nhận nuôi cả hai cháu một lúc vì hai vợ chồng cũng đã lớn tuổi rồi.. Vậy luật sư cho tôi hỏi. Tôi có được nhận nuôi hai con nuôi cùng một lúc không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật nuôi con nuôi 2010
- Nghị định 19/2011/ NĐ-CP
Luật sư tư vấn
Con cái luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn có con cái đầy đủ. Hiện nay, còn rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh; hiếm muộn. Do đó, pháp luật Việt Nam cho phép được nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, trước những quy định của pháp luật, vẫn có nhiều cá nhân lợi dụng các kẽ hở để trục lợi. Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề nhận nuôi con nuôi để đảm bảo quyền lợi của trẻ em.
Nuôi con nuôi là gì?
Trước đây, từ thời ông cha ta đã có thói quen nhận nuôi con nuôi nếu vợ chồng hiếm muộn. Ngày nay, dựa trên thói quen đó, pháp luật đã có những chế định cụ thể hơn về việc nuôi con nuôi. Từ việc cụ thể hoá thành luật pháp, nuôi con nuôi được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010:
“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.”
Như vậy, việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài; bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Việc nuôi con nuôi có ỹ nhĩa nhân văn sâu sắc. Nuôi con nuôi giúp những gia đình hiếm muộn có thể có được con chung để cùng nhau nuôi dưỡng; vun đắp hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, nuôic on nuôi góp phần mang lại mái ấm gia đình cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
Việc nhận nuôi con nuôi sẽ kèm theo nhiều vấn đề pháp lý liên quan về sau. Do đó, pháp luật có những quy định chặt chẽ. Cụ thể là việc nuôi con nuôi phải tuân theo các nguyên tắc nhất định:
Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Xem thêm: Chấm dứt việc nuôi con nuôi mới nhất năm 2021
Các hành vi bị cấm trong việc nhận nuôi con nuôi
Pháp luật cấm các trường hợp như sau khi nhận nuôi con nuôi (Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010)
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi; bóc lột sức lao động; xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh; người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh; chị; em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật; phong tục tập quán; đạo đức; truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Có được nhận nuôi hai con nuôi cùng một lúc không?
Tại điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm, không có quy định cấm việc nhận nhiều con nuôi cùng một lúc. Do vậy, đối với việc nhận nuôi con nuôi trong nước, chỉ cần đáp ứng điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi; tiến hành đúng các thủ tục theo quy định là được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên, cần lưu ý là một trong những điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi là phải có sức khỏe, điều kiện kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi.
Ngoài ra, đối với việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, chịu sự điều chỉnh trước hết của các điều ước quốc tế (nếu có điều ước), người nhận nuôi con nuôi ngoài việc đáp ứng các điều kiện của Luật nuôi con nuôi 2010 của Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại pháp luật nơi người đó thường trú (hoặc nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Do vậy, khi giải quyết các trường hợp này, cần phải căn cứ vào điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài chi tiết, kĩ càng, từ đó mới giải quyết nhu cầu nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của con riêng sẽ được nhận làm con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi con riêng thường trú hoặc nơi cha dượng/mẹ kế thường trú.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi
Khi xét thấy vợ chồng bạn có đủ điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, chỉ cần bạn đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, bạn có thể nhận nuôi hai con nuôi cùng một lúc. Việc nhận nuôi con nuôi là một việc làm có ý nghĩa cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Ngoài ra, việc nhận nuôi con nuôi còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Để tạo dựng nền tảng gia đình vững chắc, việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện một cách đúng nghĩa dựa trên các quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Đi tù về chưa xoá án tích có được nhận nuôi con nuôi không?
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn hay không?
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Có được nhận nuôi hai con nuôi cùng một lúc không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/ NĐ-CP thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Căn cứ Điều 28, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về dân tộc như sau:
Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ.
Theo quy định trên, cá nhân chỉ được lấy dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, không thể lấy theo dân tộc của cha mẹ nuôi dù trên hay dưới 09 tuổi.
Thứ tự ưu tiên lần lượt là:
Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.