Xin chào Luật sư 247. Em năm nay 19 tuổi và đang theo học nghề tại một trường Cao đẳng tại Hà Nội. Cả bố và mẹ em đều đã mất khi em còn nhỏ, em không có anh chị em ruột nào. Em có thắc mắc rằng có được miễn nghĩa vụ quân sự khi mồ côi cả cha lẫn mẹ không? Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Học xong Cao đẳng có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 cũng có quy định về độ tuổi nhập ngũ, cụ thể như sau:
“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.
Như vậy, nếu đang là sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được miễn mà chỉ có thể tạm hoãn. Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ cần xin xác nhận tại cơ sở giáo dục, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh, công dân phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Còn đối với trường hợp đã tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng, hoàn thành xong chương trình học và đáp ứng các tiêu chuẩn về điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân sẽ phải tham gia.
Có được miễn nghĩa vụ quân sự khi mồ côi cả cha lẫn mẹ không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về miễn gọi nhập ngũ như sau:
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, pháp luật không quy định về việc người không còn cha mẹ có được miễn nghĩa vụ quân sự. Chính vì vậy, bạn vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nhập ngũ theo quy định.
Từng đi nghĩa vụ quân sự được ưu tiên khi thi công chức?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng được ưu tiên trong khi thi tuyển vào công chức như sau:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Như vậy, khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, theo quy định khi thi hoặc xét vào công chức thì sẽ được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm của vòng 2.
Làm sao để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định pháp luật, chỉ khi thuộc các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
– Dân quân thường trực.
Do đó, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì mới có cơ sở để được tạm hoãn, trường hợp không có thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp thôi việc mới năm 2022
- Có phải đi nghĩa vụ quân sự khi ông nội là liệt sĩ không?
- Bố từng làm việc cho chế độ cũ thì con có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Có được miễn nghĩa vụ quân sự khi mồ côi cả cha lẫn mẹ không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hay tìm hiểu quy định về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…của luật sư 247, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự thì có thể thấy nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân nam mà theo đó, nam giới trong độ tuổi từ 18 đến tối đa là 27 tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Còn đối với nữ, trong thời bình thì nghĩa vụ này chỉ thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, trường hợp này sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
+ Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.