Từ lâu, thuốc lá đã được cảnh báo khuyên dùng trước khi sử dụng vì tác hại khôn lường của nó đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không vì vậy mà số lượng người hút thuốc lá giảm đi. Vậy có phải địa điểm nào cũng được hút thuốc không? Địa điểm nào cấm hút thuốc lá? Liệu sinh viên có được hút thuốc trong học viện không? Hút thuốc lá tại địa điểm cấm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Căn cứ pháp lý
Bao nhiêu tuổi thì được phép hút thuốc?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
(1) Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
(2) Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
(3) Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
(4) Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
(5) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
(6) Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
(7) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
(8) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
(9) Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Như vậy, căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 thì người chưa đủ 18 tuổi thì không được phép hút thuốc lá.
Các địa điểm cấm hút thuốc lá
Tại Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Sinh viên có được hút thuốc trong học viện không?
Căn cứ theo quy định Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định địa điểm cấm hút thuốc lá nêu trên, học viện thuộc địa điểm bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, do đó, sinh viên không được phép hút thuốc lá hoàn toàn ở phạm vi trong nhà của học viện.
Học sinh có được phép hút thuốc lá không?
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh không được phép hút thuốc lá.
Hút thuốc lá tại địa điểm cấm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, căn cứ theo quy định hiện hành, khi hút thuốc lá tại địa điểm cấm sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Người hút thuốc lá cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về nghĩa vụ của người hút thuốc lá như sau:
– Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
– Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
– Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định:
Những người không hút thuốc lá cũng cần có trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá bằng việc bảo đảm được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình:
-Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
-Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
– Vận động, tuyên truyền người
khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
– Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá
Mời bạn xem thêm:
- Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong những trường hợp nào?
- Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Mức xử phạt như thế nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Có được hút thuốc trong học viện không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
quy định trường hợp học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, trường hợp học sinh hút thuốc trong trường của bạn có thể bị nhắc nhở, khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh hoặc có thể bị tạm dừng học có thời hạn.
Theo quy định thì trường học là địa điểm cấm hút thuốc lá ở khu vực trong nhà và cả phạm vi khuôn viên. Do đó, giáo viên không được phép hút thuốc tại khuôn viên trường học theo quy định. Trường hợp giáo viên hút thuốc lá trong khuôn viên trường học sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 ngàn đồng.