Có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội?

18/09/2022
303
Views

Xin chào luật sư. Tôi có cho người quen vay hơn 800 triệu đồng đã hai năm nay nhưng khi đến hạn trả thì người này liên tục khất nợ và sau đó nới rằng làm ăn thua lỗ nên không còn tiền. Tuy nhiên tôi vẫn thấy người này thường xuyên đi du lịch, ăn chơi mua sắm. Do quá bực mình nên đã tôi đăng hình ảnh người đó và giấy vay nợ kèm những đoạn chat trao đổi lên tài khoản mạng xã hội để nhằm khiến người này thấy xấu hổ mà trả nợ. Vậy xin hỏi luật sư có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội hay không? Làm thế nào để đòi nợ khi người vay không trả? Mong luật sư giải đáp.

Vấn đề cho vay nhưng không trả không phải là điều hiếm gặp. Rất nhiều trường hợp khi vay hứa hẹn sẽ trả đúng hẹn nhưng khi đến hạn thì không trả. Việc này khiến người cho vay cảm thấy vô cùng bức xúc và muốn tìm cách để người này trả nợ. Một số người đã sử dụng hình ảnh người vay nợ và đăng kèm các thông tin của họ lên mạng. Vậy việc này có được phép không? Người đăng ảnh lên mạng liệu có bị xử lý? Làm thế nào để đòi nợ người vay tiền không chịu trả? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Điều 32 BLDS 2015 quy định quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1.Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3.Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Không ai được sử dụng hình ảnh của cá nhân nếu không được người đó đồng ý; trừ một số trường hợp theo luật định.

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

“Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bởi bất kỳ chủ thể nào, miễn là không trái quy định pháp luật.

Còn với“Bí mật cá nhân, bí mật gia đình ” thì đây là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp bảo vệ thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau.

Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Nếu có ai xâm phạm đến quyền này thì người có quyền bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước can thiệp, bảo vệ.

Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội mà không được phép bị xử lý như thế nào?

Có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội?
Có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội?

Theo quy định trên việc sử dụng hình ảnh thông thường phải được sự đồng ý của người đó. Việc bạn tự ý đăng ảnh của con nợ lên mạng mà không xin phép cũng như công khai về tên tuổi, việc nợ nần của người này còn ảnh hưởng tới danh dự; nhân phẩm của người đó. Vì vậy khi dùng hình ảnh của người khác đăng trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy mức độ, tính chất và mục đích của hành vi đe dọa; người vi phạm có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:

Xử phạt hành chính

Với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác mà không được phép để đăng lên mạng xã hội; việc xử phạt hành chính sẽ thực hiện theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Về mức phạt hành chính, theo khoản 2, 3 Điều 101 và Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CPquy định như sau:

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Theo quy định này, hành vi sử dụng hình ảnh của con nợ trên mạng xã hội để đòi nợ có thể bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng. Người vi phạm cũng bị buộc phải gỡ bỏ thông tin, hình ảnh đã đăng về người vay nợ.

Xử lý hình sự

Vì việc đăng ảnh con nợ lên mạng sẽ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm người này nên nhiều trường hợp có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến việc kinh doanh hoặc là làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của gia đình họ.

Trường hợp hành vi của người vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự. Cụ thể:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bồi thường thiệt hại

Căn cứ vào Ðiều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Theo quy định này trường hợp hành vi sử dụng hình ảnh gây thiệt hại thì người vi phạm phải bồi thường. Theo Ðiều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Làm thế nào khi con nợ chây ỳ không chịu trả tiền?

Khi cho người khác vay nợ nếu bạn có đầy đủ giấy tờ chứng minh được khoản vay nợ đó thì có thể khởi kiện dân sự để đòi lại tài sản.

Trường hợp người vay đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, anh Tuyến có thể tố giác người vay tới Cơ quan điều tra có thẩm quyền về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Khung hình phạt cho tội này, với giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên, là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 6 tháng đến tối đa 20 năm.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được đăng ảnh người chây ỳ không trả nợ lên mạng xã hội?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có các thắc mắc về thủ tục khai sinh, khai tử và muốn tham khảo về thủ tục trích lục khai tử online cũng như để được giải đáp các vấn đề pháp lý khác, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần do bị đăng ảnh khi không được phép là bao nhiêu?

Theo Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 quy định: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Với mức lương cơ sở hiện này là 1.490.000 đồng; thì bạn có thể yêu cầu tối đa là 14.900.000 đồng.

Gửi đơn kiện người vay nợ không trả đến đâu?

Bạn có thể tiến hành làm đơn khởi kiện đòi lại tài sản gửi đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:      
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp của bạn là tòa án nhân dân cấp huyện. Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn làm việc để kiện đòi lại tài sản của mình:

Tố giác người vay nợ không chịu trả phạm tội được không?

Trường hợp người vay đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì bạn có thể tố giác người vay tới Cơ quan điều tra có thẩm quyền về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.