Có được bồi thường tuổi xuân sau khi ly hôn không?

24/09/2021
Bồi thường tuổi xuân
603
Views

Hôn nhân được xây dựng trên tình yêu và sự thấu hiểu; với mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Người phụ nữ thường sẽ là người phải hy sinh và vất vả hơn người đàn ông rất nhiều. Sau khi kết hôn họ phải chăm lo cho chồng; gia đình hai bên rồi các con. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân không tìm được tiếng nói chung và phải ly hôn. Vậy khi đó người phụ nữ có được bồi thường tuổi xuân mà mình đã bỏ ra khi xây dựng gia đình không? Hãy cùng với chung tôi giải đáp thắc mắc nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Tuổi xuân được hiểu thế nào?

Người ta thường nói tuổi thanh xuân là tuổi đẹp độ nhất của đời người.

Tuổi thanh xuân cho ta có sức khỏe và một trái tim yêu đời, yêu người đầy nhiệt huyết.

Ở độ tuổi này, ai cũng muốn nỗ lực cố gắng để có được một sự nghiệp tốt và tìm kiếm tình yêu cho riêng cuộc đời mình.

Hiện nay không có bất kỳ khái niệm cụ thể nào về độ tuổi thanh xuân cũng như giới hạn tuổi thanh xuân là bao nhiêu.

Do vậy, độ tuổi thanh xuân là bao nhiêu phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người.

Có được bồi thường tuổi xuân sau khi ly hôn không?

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn; trong có có điều kiện về sự tự nguyện:

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Việc kết hôn là do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định; không có sự ép buộc, lừa dối kết hôn, và phải đảm bảo theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

Pháp luật cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng sau khi ly hôn. Tuy nhiên không có quy định về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân sau khi ly hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; thì khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận; hoặc yêu cầu tòa án giải quyết về:

  • Nhân thân – chấm dứt quan hệ hôn nhân;
  • Chia tài sản chung của vợ chồng, giải quyết nợ chung (nếu có);
  • Giải quyết vấn đề nuôi con chung.

Trong trường hợp vợ chồng có tài sản chung; hoặc một bên có công sức đóng góp vào tài sản của vợ/chồng mình; hoặc tài sản chung của gia đình thì có quyền yêu cầu chia tài sản chung; hoặc chia phần tài sản tương ứng với công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó.

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành; nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp này về nguyên tắc chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật; có lỗi và có thiệt hại xảy ra theo quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự 2015.

Những trường hợp có thiệt hại xảy ra, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân khi vợ chồng ly hôn. Khoản tiền này sẽ do hai bên thỏa thuận.

Trình tự thủ tục tiến hành ly hôn

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin ly hôn gồm các giấy tờ sau:

 Hồ sơ để yêu cầu ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (bản sao chứng thực).

Bước 2. Nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền

Nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú; làm việc của vợ hoặc chồng;

Bước 3. Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;

Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn.

Về vấn đề tài sản và con chung, 2 vợ chồng có thể tự thỏa thuận về việc chia tài sản chung; và thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, chế độ cấp dưỡng như thế nào. Trong trường hợp không thỏa thuận được các bên có quyền yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết việc chia tài sản và xác định quyền nuôi con.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Có được bồi thường tuổi xuân sau khi ly hôn không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân khi ly hôn không?

Về mặt nguyên tắc; nếu được xác định là một khoản tiền bồi thường thì phải xác định được mức độ thiệt hại; và hành vi trái pháp luật đã dẫn đến thiệt hại đó.
Do đó; khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ được toà án công nhận trong bản án, quyết định của toà khi hai bên đã tự tiến hành thoả thuận. Mặc dù vậy; nếu khoản tiền này đã được quyết định rõ trong bản án của toà thì các bên có trách nhiệm bắt buộc thực hiện.

Thuận tình ly hôn là gì?

 Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và phải đạt được tất cả các thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng nuôi con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn

 Pháp luật có quy định về việc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân hay không ?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể khoản tiền này và mức bồi thường cụ thể. Do đó, dù có được đưa ra hay không thì đây chỉ là vấn đề thoả thuận của hai bên mà không có tính chất bắt buộc.
Do việc áp dụng cho việc thoả thuận tại toà án làm cho vụ việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn nên thường được các toà án khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết nhanh gọn trong trường hợp một trong hai bên còn chưa chấp nhận việc ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận