Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc về điều kiện tham gia tổ chuyên gia như sau. Tham gia tổ chuyên gia có cần chứng chỉ đấu thầu hay không? Tổ chuyên gia được thành lập khi nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “Có chứng chỉ đấu thầu có thể tham gia tổ chuyên gia không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Tổ chuyên gia là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định thế nào tổ thẩm định mà chỉ có quy định về tổ chuyên gia tại Khoản 43 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 theo đó: “Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia
– Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
– Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
– Bảo lưu ý kiến của mình.
– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập khi nào?
Theo quy định tại tại Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2013 khi lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì bên mời thầu có quyền quyết định thành lập tổ chuyên gia.
Theo đó, tổ chuyên gia có trách nhiệm:
– Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu;
– Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư;
– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
– Bảo lưu ý kiến của mình;
– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;
– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Có chứng chỉ đấu thầu có thể tham gia tổ chuyên gia không?
Theo quy định tại Điều 116 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều kiện làm thành viên tổ chuyên gia như sau:
– Thành viên là cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ trường hợp
– Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.
– Cá nhân không tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp thì khi tham gia vào làm việc tại tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
+ Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
+ Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;
+ Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
Như vậy, có chứng chỉ đấu thầu có thể tham gia tổ chuyên gia.
Tổ chuyên gia đấu thầu phải thực hiện những công việc gì?
Điều 76 Luật đấu thầu 2013 quy định trách nhiệm tổ chuyên gia như sau:
- Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
- Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
- Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Bảo lưu ý kiến của mình.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 76 Luật đấu thầu 2013 theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật đấu thầu 2013.
Như vậy, việc lập hồ sơ mời thầu, thương thảo hợp đồng không thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia. Tuy nhiên chủ đầu tư, bên mời thầu có thể giao trách nhiệm cho tổ chuyên gia về việc lập hồ sơ thầu, thương thảo hợp đồng tuy nhiên để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, chủ đầu tư, nhà thầu nên giao cho cá nhân khác có chuyên môn tiến hành, tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ và kiểm sát quá trình thực hiện đấu thầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “Có chứng chỉ đấu thầu có thể tham gia tổ chuyên gia không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hủy hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Có tiền án có được làm nhân viên kiểm soát an ninh hàng không?
- Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?
- Bao nhiêu tuổi được phép lập tài khoản ngân hàng?
- Có thể mở quầy thuốc không ở nơi cư trú được không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
“Điều 75. Trách nhiệm của bên mời thầu
1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;”
Như vậy, một trong những trách nhiệm của bên mời thầu khi lựa chọn nhà thầu là phải tiến hành thành lập tổ chuyên gia.
Hiện nay không có quy định cụ thể về số lượng thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu. Pháp luật chỉ đặt ra yêu cầu về điều kiện của thành viên tổ chuyên gia.
Vì vậy mà căn cứ vào quy mô, tính chất, độ phức tạp của gói thầu mà bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu có thể quyết định số lượng thành viên của tổ chuyên gia.
Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (khoản 43 Điều 5 Luật Đấu thầu).