Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?

08/08/2022
Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?
450
Views

Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?

Xin chào Luật sư, hôm nay do sơ xuất không để ý biển báo nên tôi đã đi nhầm vào đường cao tốc. Luật sự cho tôi hỏi khi tôi phạm lỗi đó có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào đường cao tốc không?

Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về việc “Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?” của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Đường cao tốc là gì?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

Đường cao tốclà đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Quy định về giao thông trên đường cao tốc

Căn cứ theo điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngtrên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

+) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

+) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

+) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

+) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngphải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toànghi trên biển báo hiệu.

– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

– Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Quy định xử phạt khi người điều khiển xe gắn máy đi vào đường cao tốc

1. Căn cứ theo khoản 6, 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

+) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

+) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

+) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2. Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có đề cập như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”

Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?
Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?

Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?

Từ các quy định xử phạt căn cứ theo Luật Giao thông 2008 và nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt,khi bạn điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng  và bị tước giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, cùng việc bị tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt.

(Lưu ý: trường hợp này không áp dụng với xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Có bị tước bằng lái khi chạy xe máy vào cao tốc hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng ủy quyền tại nhà, nhận công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông ?

Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy địnhthì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe (theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Công an phường có quyền phạt lỗi không mang giấy phép lái xe ?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định đối với lỗi vi phạm này thì Công an Phường, Xã không có thẩm quyền xử phạt hành chính

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.