Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?

13/10/2021
Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?
884
Views

Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?

Chào luật sư. Hiện tại tôi có vấn đề pháp lý cần sự giải đáp của Luật sư. Công ty tôi chuẩn bị ký hợp đồng thương mại đối với công ty A. Công ty A đề xuất rằng nếu có tranh chấp xảy ra, chúng tôi sẽ giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài không? Ưu nhược điểm của phương thức này là gì? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phương thức khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này có đặc điểm đó là nhanh chóng, tiện lợi, tính bảo mật thông tin cao. Do đó, các bên trong hợp đồng thương mại thường chọn phương thức giải quyết này. Tuy nhiên, việc lựa chọn trọng tài thương mại là do thoả thuận của các bên.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là tranh chấp khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại.Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005:

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ thể tranh chấp thương mại diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau.

Đặc điểm tranh chấp thương mại

Lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác  (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).

Chủ thể tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân.

Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp  không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập; hoạt động; giải thể; sáp nhập; hợp nhất; chia, tách; chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Nội dung của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại chính là sự mâu thuẫn; bất đồng hay xung đột về quyền mà nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các bên trong hoạt động thương mại.Tranh chấp thương mại có nội dung liên quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp. Lợi ích vật chất đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại thường là loại tranh chấp có giá trị lớn.

Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại; được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo một trình tự thủ tục tố tụng theo quy chế của trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại đó.

Xem thêm: Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại

Hình thức trọng tài 

Theo Luật trọng tài thương mại 2010:

Hiện nay, có hai phương thức trọng tài. Thứ nhất là phương thức trọng tài vụ việc. Thứ hai là trọng tài quy chế hay còn gọi là trọng tài thường trực.

  • Trọng tài vụ việc: là hình thức giải quyết tranh chấp mà trong đó trọng tài tự tiến hành, được thành lập do các bên thỏa thuận trình tự thành lập; nguyên tắc tiến hành giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài viên, luật áp dụng cho vụ tranh chấp; thi hành phán quyết của trọng tài, …
  • Trọng tài quy chế (thường trực): là trọng tài hoạt động có quy chế riêng, trong quy chế đó có quy định các nguyên tắc; thủ tục; thẩm quyền xét xử, danh sách trọng tài viên để các bên tranh chấp lựa chọn tham gia hội đồng xét xử.

Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?

Không phải tranh chấp nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Các bên trong tranh chấp sẽ có quyền được lựa chọn nên giải quyết bằng trọng tài hay Tòa án. việc giải quyết bằng trọng tài sẽ cần phải được thể hiện thông qua thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Chính vì việc các bên có thỏa thuận trọng tài như vậy nên khi các bên chắc chắn thống nhất cùng lựa chọn với nhau về phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khi đó mới cùng nhau đưa ra thỏa thuận này còn không thì Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp đó.

Ưu, nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài

Ưu điểm

  • Thứ nhất, thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mêm dẻo về mặt tố tụng.
  • Thứ hai, các bên được lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp.
  • Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường.
  • Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.
  • Thứ năm, trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Nhược điểm

  • Thứ nhất, do trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất dẫn đến trường hợp thiếu tính chính xác.
  • Thứ hai, trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó; mà phải yêu cầu Tòa án thi hành các phán quyết của mình.
  • Thứ ba, trong thực tiễn thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tự giác khi thi hành quyết định của trọng tài
  • Thứ tư, khi không được thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết.

Xem thêm: Miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

Giải quyết vấn đề

Như vậy, không bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Phương thức trọng tài có những ưu điểm; nhược điểm nhất định. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ để lựa chọn phương thức mang lại hiệu quả khi giải quyết tranh chấp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về “Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?” ? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.

Trọng tài quốc tế là gì?

Trọng tài thương mại quốc tế là trọng tài xét xử các tranh chấp trong thương mại quốc tế; nói một cách dễ hiểu thì là trọng tài thương mại mang tính chất quốc tế.

Trọng tài vụ việc là gì?

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc giữa các bên và trọng sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp.

Thương mại điện tử là gì?

Theo định nghĩa của tổ chứ WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Còn tại Việt Nam cũng đã có nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận