Chuyển mục đích sử dụng rừng có phải trồng rừng thay thế?

16/12/2021
806
Views

Xin chào Luật sư, xin luật sư giải đáp giúp tôi khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có phải trồng rừng thay thế không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật Lâm nghiệp 2017

Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT

Nội dung tư vấn

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn được người dân quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất mà rất nhiều trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vậy đối với đất rừng, khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có phải trồng rừng thay thế không? Hãy cùng luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng?

– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng; bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng từng sang mục đích khác tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế; thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

– Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ; và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được; hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

Các trường hợp chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế?

Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế trong các trường hợp sau: Khi chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng; hoặc rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác; Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ; hoặc rừng đặc dụng, được Nhà nước giao để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng, được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Lập phương án trồng rừng thay thế

Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế:

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

Phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT;

Văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT;

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

b) Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế:

a) Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng; (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, e-mail, fax); 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế;

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính; hoặc bản sao chứng thực;

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan; chụp từ bản chính;

Chủ dự án chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận; và hẹn ngày trả kết quả cho Chủ dự án ngay khi tiếp nhận hồ sơ;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Chủ dự án ngay khi nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; bằng văn bản trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp bằng phương thức khác.

Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế?

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định. Trường hợp cần xác minh thực địa về hiện trạng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác địa điểm dự kiến trồng rừng thay thế, thời gian hoàn thành thẩm định phương án trồng rừng thay thế được kéo dài thêm, nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; có thể mời đại diện tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên Hội đồng ít nhất là 05 người; trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tổng diện tích trồng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thẩm định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) xem xét; phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét; phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rõ lý do bằng văn bản đến Chủ dự án nếu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án.

Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì cần làm gì?

Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế:

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

Văn bản của Chủ dự án đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế;

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Báo cáo về diện tích, hiện trạng rừng (theo mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, chủ quản lý); dự kiến chuyển mục đích sử dụng; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

b) Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.

Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án; UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án biết;

UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền phải nộp; thời gian Chủ dự án phải hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế. Đơn giá trồng rừng thay thế được tính theo mức dự toán trồng rừng; (phòng hộ, đặc dụng) trên địa bàn tỉnh tại thời điểm Chủ dự án đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế;

Đơn giá trồng rừng được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng; chăm sóc, bảo vệ rừng; quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh; giá ngày công lao động, giá vật tư, cây giống tại địa phương.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp tỉnh ban hành văn bản chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, Chủ dự án nộp toàn bộ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng).

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng) tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế theo văn bản chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của UBND cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế theo quy định.

Trường hợp Chủ dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng) nhưng UBND cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế: trong thời hạn 12 tháng kể từ khi Chủ dự án nộp tiền, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng) phải chuyển số tiền chưa sử dụng về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có phải trồng rừng thay thế?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đất đai do lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trên thực tế để giải quyết hậu quả của việc lấn chiếm đất đai; cũng như chính sách về đất đai qua nhiều thời kỳ. Vẫn có một số trường hợp; được nhà nước công nhận và có thể được cấp sổ đỏ khi hành vi lấn chiếm đất đai; đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Khi được cấp sổ đỏ bạn có thể tiến hành sang tên đổi chủ nhà đất theo quy định.

Điều kiện sang tên đổi chủ nhà đất theo quy định của pháp luật?

Theo quy định của pháp luật đất đai và Luật nhà ở để được sang tên sổ đỏ:
Người bán phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hợp pháp;
Đất, nhà ở không có tranh chấp hay thuộc vào diện quy hoạch của Nhà nước;
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tặng cho quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất được ký kết hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.