Chuyển đổi đất rừng phòng hộ như thế nào?

28/04/2023
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ
162
Views

Rừng phòng hộ là diện tích rừng được quy hoạch với mục đích giúp người dân chống lại thiên tai, bảo vệ nguồn đất, nguồn nước. Đất rừng phòng hộ là diện tích đất chiếm tỷ lệ cao và chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Nhưng trong nhiều trường hợp, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất rừng phòng hộ. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Chuyển đổi đất rừng phòng hộ ra sao? Bài viết “Chuyển đổi đất rừng phòng hộ” hôm nay của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Đất rừng phòng hộ là gì?

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Chính vì điều này mà mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng. Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Nước Việt Nam ta cũng là một nước được biết đến là rừng vàng biển bạc nhưng với tình hình khai thác quá mức dẫn đến phá hoại hệ sinh thái rựng hiện nay dẫn đến việc Nhà nước ta đã ban hành quy định của pháp luật đó là Luật Lâm nghiệp của Việt Nam trong đó còn ghi rõ nội dung về rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Chỉ từ khái niệm nay mà cho chúng ta thấy rừng có một giá trị rất to lớn đến đời sống xã hội và kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập ngày nay.

Theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 5 về việc phân loại rừng, trong đó đã ghi rõ khái niệm đất rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Theo như từ điển Luật học thì việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ được định nghĩa là việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đổi chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật về điều kiện, đối tượng, thẩm quyền và hạn mức,…

Mặt khác, rừng phòng hộ còn giúp bảo vệ con người, môi trường, điều hòa khí hậu. Việc đảm bảo quốc phòng an ninh tại rừng phòng hộ cũng rất quan trọng. Ngoài ra, rừng phòng hộ còn phục vụ du lịch, tham quan khám phá thiên nhiên hoang dã. Như vậy, rừng phòng hộ cần được bảo tồn, duy trì để phục vụ nhu cầu, an toàn cuộc sống loài người.

Trong thực tiễn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là nhu cầu thường gặp ở nhiều hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Không hiếm trường hợp các hộ dân tự ý sử dụng đất vào mục đích khác mà chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là thu hồi đất mà không được xem xét đến các trường hợp bồi thường cho đất rừng phòng hộ.

Do đó, để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, người sử dụng cần hiểu rõ về loại đất này cũng như các quy định liên quan tại Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn. Cũng chính vì điều này mà pháp luật hiện hành đã quy định về phân loại đất rừng phòng hộ trong đó bao gôm: Loại đầu tiên là đất rừng phòng hộ đầu nguồn, giúp bảo vệ nguồn nước. Đây cũng là nhóm rừng phòng hộ biên giới, bảo vệ an ninh. Tiếp theo là đất rừng phòng hộ chắn gió, đây là yếu tố chính làm cát bay, mất cân bằng địa hình. Có cả rừng phòng hộ chắn sóng, giảm bớt tình trạng biển ngày càng lấn sâu đất liền. Cuối cùng là đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ du lịch

Có được chuyển đổi đất rừng phòng hộ không?

Căn cứ theo điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp. Bạn sẽ được phép chuyển đổi đất rừng phòng hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định cũng như được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vậy điều kiện để được chuyển đổi đất rừng phòng hộ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Điều kiện chuyển đổi đất rừng phòng hộ

Như đã trình bày ở trên, để có thể chuyển đổi đất rừng phòng hộ, điều kiện đầu tiên bạn cần đáp ứng là phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, do đây là một loại đất có tính chất đặc biệt, do đó mảnh đất đó cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
  • Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
  • Có phương án chuyển loại rừng.

Lưu ý: Với một số trường hợp đặc biệt quy định trong Luật đất đai, theo đó, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư cần chú ý một số điểm sau:

Đối với dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

  • Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ trở lên;
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ.

Như vậy, để chuyển đổi đất rừng phòng hộ, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Chuyển đổi đất rừng phòng hộ
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ

Thủ tục chuyển đổi đất rừng phòng hộ

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ thực chất là một thủ tục phức tạp, bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

Các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần gửi 7 bộ Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 4 nội dung cụ thể như sau:

  • Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
  • Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).
  • Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
  • Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

Khu rừng xin chuyển mục đích sử dụng phải xác định cụ thể: loại rừng, hạng rừng, chi tiết từng lô, khoảnh, tiểu khu phù hợp với quy hoạch loại rừng trên địa bàn tỉnh và các quy định về điều tra rừng hiện hành. Việc điều tra, đo đếm xác định đặc điểm tài nguyên rừng, diện tích rừng phải do cơ quan tư vấn về chuyên ngành Lâm nghiệp thực hiện.

Lưu ý:

  • Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

  • Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, những hồ sơ dự án xin đồng thời thời chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường (tổng hợp chung vào danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ của quận, huyện).

  • Đối với dự án xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (dự án đã được thông qua Kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định cho thuê đất…), tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính (kèm theo hồ sơ về đất đai liên quan đến dự án) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi đất rừng phòng hộ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ chuyển đổi đất rừng phòng hộ?

Các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần gửi 7 bộ Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 4 nội dung cụ thể như sau:
– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).
– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

Hồ sơ chuyển đổi đất rừng phòng hộ nộp đến cơ quan nào?

Các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đất rừng phòng hộ có thể chuyển đổi được không?

Căn cứ theo điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp. Bạn sẽ được phép chuyển đổi đất rừng phòng hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định cũng như được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vậy điều kiện để được chuyển đổi đất rừng phòng hộ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.