Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất

09/03/2022
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất
1152
Views

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình GDPT 2018), với nhiều thay đổi so với hiện tại. Vậy chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất được quy định như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất

Với chương trình mới, nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

  • Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
  • Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
  • Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
  • Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
  • Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Cấp tiểu học

Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Bậc THCS

Các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ở cấp học này, môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

Bậc THPT

Các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Phương pháp “giảm tải”. Đó là giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa – tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất

20 câu hỏi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Câu 1: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước xác định định hướng chung về đổi mới chương trình GDPT là gì?

A. Đổi mới chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học

B. Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp.

C. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiền năng của mỗi học sinh

Câu 2: Chương trình GDPT có mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?

B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Câu 3: Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

B. Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất

C. Năng khiếu

D. Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

Câu 4: Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh:

A. Làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời

C. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội

D. Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

Câu 5: Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh:

A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực

B. Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Câu 6: Chọn một phương án SAI

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh:

A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.

Câu 7: Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh:

A. Tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân

B. Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân

C. Tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp hóa.

Câu 8: Dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh có đặc điểm nổi bật nhất là: Chú trọng hình thành và phát triển các……(1) và ……..(2) cốt lõi của con người hiện đại thông qua tổ chức dạy học nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, hài hòa đức – trí – thể -mỹ……

A. (1) năng lực; (2) phẩm chất

Câu 9: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học huy động, kết hợp liên hệ các yếu tố có……. (1) với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết hiệu quả các vấn đề……… (2) trong đó mức độ cao nhất là hình thành các môn học tích hợp.

D. (1) liên quan, (2) thực tiễn

10. Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp tiểu học là:

A. Tự nhiên và xã hội, địa lý và lịch sử, khoa học, hoạt động trải nghiệm

11. Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THCS là:

B. Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

12. Thời lượng giáo dục cấp THCS trong CT GDPT 2018 là?

B. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, khuyến khích các trường THCS đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của bộ gddt

13. Thời lượng giáo dục cấp THPT trong CT GDPT 2018 là?

C. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, khuyến khích các trường THPT đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của bộ gddt

14. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình GDPT 2018 là:

Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển ……(1) và ……(2) cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học………..

A. (1) phẩm chất, (2) năng lực

15. Nội dung giáo dục gồm 2 giai đoạn có đặc điểm sau:

A. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng sự phân luồng mạnh sau trung học cơ sở.

B. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hóa học, đảm bảo học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

C. Cả 2 giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp  dđều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhắm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.

16. Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp…….(1) hóa hoạt động của người học…………….. khả năng tự học, phát huy……….(2)……

A. (1) tích cực, (2) tiềm năng

17. CT GDPT 2018 xác định mục tiêu kết quả giáo dục là

B. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đtạ của chương trình và sự tiến bộ của học sinh

C. Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển CT

D. Bảo đảm sự tiến bộ của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục

18. Những thách thức từ đội ngữ thực hiện chương trình về:

D. Chưa thực hiện giao quyền tự chủ cho trường phổ thông

19. Những thách thức từ đội ngữ thực hiện chương trình về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình:

A. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh, Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học, thực hiện 1 chương trình, nhiều SGK

20. Một số yêu cầu mà nếu không đảm bảo được thì chương trình rất khó thực hiện là:

A. Các trường phổ thông phải đảm bảo sĩ số lớp học, theo đúng quy định của Bộ GDDT

C. Các trường tiểu học cần thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tối thiểu cũng phải tổ chức dạy được 5 buổi/tuần

D. Lớp học nên được bố trí phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép flycam; tạm ngừng kinh doanh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời lượng học tập theo bậc tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể?

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các giai đoạn chính trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất?

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.