Chốt bảo hiểm xã hội là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo quy định pháp luật, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền tố cáo, khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi này của người sử dụng lao động. Vậy chưa chốt sổ BHXH có rút được tiền không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Chưa chốt sổ BHXH có rút được tiền không?
Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động là người sẽ giữ sổ BHXH của người lao động trong thời gian làm việc. Khi người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bhxh cho người lao động. Căn cứ vào tiết 1.2.3, điểm 1.2, khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”
Theo đó, khi làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Sổ BHXH đã chốt toàn bộ quá trình đóng bao gồm đầy đủ tờ bìa và các tờ rời;
- Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần theo mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH;
- Bên cạnh đó, khi đi nộp hồ sơ bạn mang theo sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy tờ bắt buộc để được hưởng BHXH lần là có sổ BHXH đã chốt toàn bộ quá trình đóng BHXH của người lao động bao gồm đầy đủ tờ bìa và các tờ rời. Dẫn chiếu đến trường hợp công ty chưa chốt sổ BHXH về quá trình đóng BHXH thì không đủ hồ sơ để làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần.
Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Người sử dụng lao động là bên có trách nhiệm quản lý, giữ gìn sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Như vậy, trong trường hợp người lao động nghỉ việc, công ty trách nhiệm trả lại và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”
Theo đó, người lao động từ ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Hậu quả dành cho hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật này là việc hợp đồng loa động bị chấm dứt và người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động. Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Trường hợp chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt không phân biệt lý do thì công ty đều phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ đó cho người lao động.
Vậy nên ngay cả khi người lao động nghỉ ngang thì công ty vẫn thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên nghỉ ngang, công ty có bị phạt không?
Dựa vào những quy định trên, việc chốt sổ cho người lao động là việc bắt buộc mà công ty phải thực hiện. Trường hợp công ty cố tình gây khó dễ cho người lao động bằng việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt dành cho hành vi gây khó dễ cho người lao động bằng việc không chịu chốt sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt 01 – 02 triệu đồng.
- Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt 02 – 05 triệu đồng.
- Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt 05 – 10 triệu đồng.
- Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt 10 – 15 triệu đồng.
- Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 301 người lao động: Phạt 15 – 20 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trường hợp nếu đã chốt sổ bảo hiểm xã hội nhưng sau đó lại không trả lại sổ cho người lao động thì người sử dụng lao động còn bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Điều này được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chưa chốt sổ BHXH có rút được tiền không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng khi dùng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần thế nào?
- Xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, thất nghiệp như thế nào?
- Cách tính BHXH 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đã xâm phạm nghiêm trọng vào lợi ích chính đáng của người lao động.
Do vậy, người lao động có thể thực hiện một trong những cách sau đây khi người sử dụng lao động vi phạm vào lợi ích của mình cụ thể như sau:
Cách 1. Tố cáo thẳng tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cách 2. Thực hiện thủ tục khiếu nại.
Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án.
Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Theo quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cụ thể là:
(1) Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
(2) Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
(3) Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.