Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?

28/08/2021
chu-no-co-quyen-nop-don-yeu-cau-mo-thu-tuc-pha-san-khong
2400
Views

Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không

Phá sản là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự khan hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, luật phá sản đã quy định về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vậy, chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật phá sản năm 2014

Phá sản là gì?

“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường; không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về thuật ngữ “Phá sản” như sau:

“ Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Thủ tục phá sản là gì?

Thủ tục phá sản được hiểu là trình tự từng bước tiến hành giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật. Thủ tục phá sản là thủ tục do cơ quan tư pháp tiến hành.

Theo Luật phá sản năm 2014, trình tự thực hiện thủ tục phá sản gồm các bước chủ yếu sau:

Bước một: Nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản;

Bước hai: Toà án nhận đơn; Xem xét, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

Bước ba:  Mở thủ tục phá sản;

Bước bốn:  Tổ chức hội nghị chủ nợ;

Bước năm: Phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản;

Bước sáu:  Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Xét về bản chất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể và là một thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán.

Trong nhiều trường hợp, thủ tục phá sản còn có thể mở ra cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho con nợ, ngược lại cũng có thể chấm dứt sự tồn tại pháp lý của con nợ bị phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là một loại văn bản thể hiện ý chí của chủ thể làm đơn mong muốn toà án xem xét về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đơn phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2 điều 26 Luật phá sản 2014:

  • Tên toà án nhận đơn;
  • Tên,địa chỉ của chủ thể nộp đơn;
  • Địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
  • Tên và địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có);
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu toà án giải quyết và các tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Chủ nợ là gì?

Theo quy định tại khoản 3 điều 4 Luật phá sản 2014:

Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.

Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?

Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định:

“Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Như vậy, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, pháp luật quy định các chủ nợ là đối tượng đầu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã để thu hồi các khoản nợ của mình.

Chủ nợ không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014, có thể thấy chủ nợ có tài sản bảo đảm sẽ không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vì về cơ bản, các chủ nợ này đã có tài sản bảo đảm. Trường hợp doanh nghiệp; hợp tác xã không thể thanh toán được khoản nợ, chủ nợ có quyền thanh lý tài sản.

Do đó, chủ nợ có tài sản bảo đảm không có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể rút lại không?

Theo quy định tại điều 37 Luật phá sản 2018:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn (đơn hợp lệ), chủ nợ hoặc doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán có đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân; để các bên có thể thương lượng việc rút đơn. Việc thương lượng của các bên không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.

Tòa án nhân dân trả lại đơn nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi. Nếu có vấn đề pháp lý cần gtư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ nợ có bảo đảm là gì?

Căn cứ theo khoản 5 điều 4 Luật phá sản 2014:
Chủ nợ có bảo đảm là chủ thể có quyền yêu cầu doanh nghiệp; hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Chủ nợ có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức.

Người lao động có thể tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Trước đây, người lao động thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn mà không được nộp đơn trực tiếp; tức là chỉ có tập thể người lao động mới được nộp đơn yêu cầu phá sản.
Tuy nhiên từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thi hành, bên cạnh công đoàn cơ sở; quyền được nộp đơn yêu cầu phá sản còn được trao cho người lao động và công đoàn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trong trường hợp công đoàn cơ sở chưa thành lập. Như vậy, người lao động có thể tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật phá sản 2014.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận