Tôi đang cần gấp tiền muốn vay nhanh khoảng một tháng sẽ trả nên đã tìm đến một Công ty tài chính thì thấy họ cho vay với lãi suất khá cao 25-39%/năm, theo tôi được biết thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. Vậy tại sao Công ty tài chính đó không bị xử phạt? Hình thức cho vay đó có bị xem là cho vay nặng lãi hay không?
Như chúng ta thường thấy mức lãi suất chung được Bộ luật dân sự quy địn là 20%. Vậy tại sao công ty tài chính cho vay với lãi suất hơn 20%/năm nhưng không bị phạt? Đây có bị xem là cho vay nặng lãi không? Mức lãi suất của công ty tài chính là bao nhiêu theo quy định pháp luật? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Cho vay tiêu dùng với lãi suất cao tại sao không bị coi là cho vay lãi nặng?. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015.
- Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Một số quy định chung về công ty tài chính
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tí phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư. cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Theo khoản 4, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
“4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”
- Về hoạt động cho vay của công ty tài chính
Tại Điều 9 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính có quy định như sau:
“Điều 9. Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng
Công ty tài chính được cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.”
Cho vay tiêu dùng là một trong các hoạt động được phép thực hiện của công ty tài chính; khi đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.
Quy định về lãi suất cho vay của các công ty tài chính
Tại Điều 9, Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nêu rõ:
“Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng
1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.”
Bên cạnh đó, Điều 13 Thông Tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như sau:
“Điều 13. Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định…”
Cho vay tiêu dùng với lãi suất cao tại sao không bị coi là cho vay lãi nặng?
Theo Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”
Theo đó lãi suất chung mà Bộ luật dân sự quy định là 20%/năm; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Các công ty tài chính không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự mà còn chịu sự điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành như luật các tổ chức tín dụng; và các văn bản có liên quan khác. Vì thế mức lãi suất tối đa cho mục đích tiêu dùng tại Công ty tài chính sẽ do Công ty tài chính tự điều chỉnh đồng thời phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng; nên không bị xem là hình thức cho vay nặng lãi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Cho vay tiêu dùng với lãi suất cao tại sao không bị coi là cho vay lãi nặng?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt?
- Người lao động có quyền đơn phương nghỉ việc trong các trường hợp nào?
- Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP. Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Công ty tài chính được cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
1. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
2. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
3. Đối với các hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.