Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?

09/05/2022
Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?
569
Views

Tai nạn giao thông có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi; không kể thời gian, địa điểm. Mỗi ngày, số lượng tai nạn giao thông được cập nhập đều lên tới vài trăm vụ. Nếu tính cả số lượng tai nạn giao thông nhẹ, chỉ va chạm mà không xảy ra thương tích; số lượng có thể lên tới hàng nghìn. Tuy nhiên, hàng ngày; con người vẫn phải tham gia vào hoạt động giao thông. Và đôi khi, tai nạn gây ra không phải từ phía con người mà là từ phía vật nuôi. Vậy chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?
Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?

“Hôm nay tôi đang đi trong một con hẻm nhõ. Bỗng nhiên, một con chó lao ra khiến tôi không kịp phanh lại. Tôi mất lái đâm vào tường của một ngôi nhà và bị ngã. Tôi có bị xước ngoài da và sửa xe hết 500.000 đồng. Nhưng tôi thấy bất mãn với thái độ của chủ chó khi ra và mắng tôi đi đứng không cẩn thận. Vậy tôi muốn hỏi để một con chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường? Mong luật sư giải đáp.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?

Theo quy định 603 Bộ luật Dân sự năm 2015; việc chó ra đường gây tai nạn sẽ được xếp vào bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Việc xác định ai là người phải bồi thường sẽ được xác định theo 04 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Chủ sở hữu súc vật là người chiếm hữu, quản lý súc vật khi súc vật gây tai nạn. Có thể ví dụ như A đang dắt chó đi dạo; nhưng do dây xích A để quá dài và A không giữ chắc dẫn đến con chó xông ra đường và gây tai nạn. Trường hợp này, tai nạn xảy ra khi chủ sở hữu súc vật đang quản lý súc vật. Vậy nên, chủ sở hữu con vật – A là người chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Trường hợp 2: Việc súc vật gây ra tai nạn giao thông hoàn toàn là do lỗi của người thứ ba. Hay nói cách khác, A đang dắt chó đi dạo; B đi cạnh thấy con chó dễ thương nên tiếp cận trong khi chó của A sợ người. Vậy nên con chó bị hoảng loạn, chạy đi ra ngoài dẫn đến tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, B là người chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Trường hợp 3: Thời gian súc vật gây ra tai nạn nằm trong thời gian súc vật bị chiếm giữ trái pháp luật. Trường hợp C, D là trộm chó; gặp A đang dắt chó đi chơi; C, D dùng thòng lọng lôi chó của A đi khiến con chó va vào người đi đường gây tai nạn. Trong trường hợp này, C, D là người chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Trường hợp 4: Việc súc vật gây tai nạn là do tập quán thả rông. Theo tập quán, trường hợp này chủ sở hữu vẫn là người chịu trách nhiệm bồi thường. Nhưng sẽ bồi thường theo tập quán, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Tránh chó gây tai nạn giao thông, ai phải bồi thường?

Từ quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; có thể thấy việc xác định ai là người phải bồi thường dựa trên nguyên tắc lỗi thuộc về ai. Tuy nhiên, trong trường hợp này; phải xác định 02 lần:

  • Thứ nhất, thiệt hại này có phải do súc vật gây ra hay không?
  • Thứ hai, ai là người khiến thiệt hại này xảy ra?

Sau khi xác định được 02 yếu tố này; sẽ xác định được ai là người phải bồi thường. Trường hợp tránh chó gây tai nạn giao thông sẽ được chia ra làm các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: tai nạn xảy ra không phải do con chó gây ra; người gây tai nạn phải bồi thường.
  • Trường hợp 2: tai nạn xảy ra do con chó gây ra; chủ của con chó phải bồi thường.
  • Trường hợp 3: tai nạn xảy ra người thứ 3 tác động vào con chó; người thứ 3 đó phải bồi thường.
  • Trường hợp 4: tai nạn xảy ra do người chiếm giữ con chó trái pháp luật tác động vào con chó; người chiếm giữ trái pháp luật phải bồi thường.

Xử phạt hành chính khi chó ra đường gây tai nạn

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; khi chó ra đường gây tai nạn; trong một số trường hợp; người chủ còn phải chịu những trách nhiệm sau:

  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng trong trường hợp: điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển.
  • Phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong trường hợp: dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.
  • Phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp: người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Xử lý hình sự khi chó ra đường gây tai nạn

Trong nhiều trường hợp; chủ sở hữu chó còn có thể phải đối mặt với tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong đó:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: vô ý làm chết người.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: vô ý làm chết 02 người.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chó ra đường gây tai nạn ai phải bồi thường?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có phải trong mọi trường hợp, chủ sở hữu chó đều phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Trong trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi của người thứ ba hoặc do súc vật bị chiếm giữ trái pháp luật; chủ sở hữu của chó sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Mà thay vào đó; người thứ 3 hoặc người chiếm giữ súc vật trái phép sẽ là người phải bồi thường.

Chó bị đánh cắp gây tai nạn; chủ chó có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Trong trường hợp chó bị đánh cắp gây tai nạn; chủ chó sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà thay vào đó; người đánh cắp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Mức phạt khi sử dụng súc vật kéo xe trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Khi sử dụng súc vật để kéo xe trên đường cao tốc; chủ sở hữu súc vật sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.