Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?

19/05/2022
Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?
942
Views


Chào Luật sư, Vào năm 2021, tôi có mua một miếng đất tại quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh; bên bán có hứa sau khi tôi giao hết tiền mua đất sẽ giao cho tôi sổ đỏ để làm tôi làm thủ tục sang tên đất điều này cũng đã được quy định rõ trong hợp đồng mua bán đất. Tuy nhiên do không am hiểu pháp luật nên tôi đã giao cho một người cò đất để làm giấy tờ cho tôi.

Nhưng do dịch bệnh Covid -19 kéo dài nên chúng tôi đã không làm được. Nay đã hết Covid -19 tôi muốn làm sang tên sổ đỏ thì người cò đất kia không chịu làm và cố tình giữ sổ đỏ miếng đất mà tôi đã mua. Luật sư cho tôi hỏi hành vi chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp thắc mắc cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay việc chiếm giữ giấy tờ trái phép của người khác dần trở nên phổ biến. Vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà người chủ sở hữu của các loại giấy tờ đó đã làm mất và đã để rơi vào tay của những kẻ lạ mặt. Mặt dù đã tìm đủ mọi cách để có thể lấy lại giấy tờ nhưng đều vô vọng.

Để có thể tìm hiểu về hành vi chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Chiếm giữ giấy tờ trái phép là gì?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Chiếm giữ giấy tờ trái phép là hành vi cố tình không trả lại giấy tờ cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại giấy tờ đó.

Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?

Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào? Đây là một câu hỏi tưởng chứng đơn giản nhưng rất khó có thể trả lời được.

Dựa theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự ta đúc kết được rằng:

Nếu chiếm giữ giấy tờ trái phép mà giấy tờ đó không phải là giấy tờ có giá trị thì đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu bạn chiếm giữ giấy tờ trái phép là giấy tờ có giá hoặc một số loại giấy tờ thể hiện quyền tài sản của người đó thì đây sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

Giấy tờ có giá: Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?
Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?

Khi bị chiếm giữ giấy tờ trái phép cần làm gì?

Như đã phân tích trong trường hợp nếu bạn bị chiếm giữ giấy tờ trái phép là giấy tờ có giá hoặc một số loại giấy tờ thể hiện quyền tài sản từ một người lạ mặt thì hành vi của kẻ lạ mặt trên là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì thế khi bạn là chủ sở hữu là bạn có quyền tố giác hành vi phạm tội trên lên phía cơ quan công an có thẩm quyền để đòi tài sản của mình.

Nếu chiếm giữ giấy tờ có trị giá dưới 10 triệu đồng: Thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh hình phạt người vi phạm còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chiếm đoạt giấy tờ trái pháp luật; buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép ; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các giấy tờ trên.

Nếu chiếm giữ giấy tờ có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên: Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản (theo quy định tại Điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). với khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Và khung hình phạt nặng nhất là bị phạt từ từ 01 – 05 năm.

Thẩm quyền xử phạt chiếm giữ giấy tờ trái phép?

Đối với hành vi chiếm giữ giấy tờ có trị giá dưới 10 triệu đồng; thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
  • Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
  • Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng;
  • …..

Đối với hành vi chiếm giữ giấy tờ có trị giá trên 10 triệu đồng; thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về:

Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại điều khoản với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù; thì Tòa án nhân dân cấp huyện; và Tòa án quân sự khu vực sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Hoặc trong trường hợp:

  • Vụ án hình sự có bị cáo; bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
  • Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện; và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá; thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh; và Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chiếm giữ giấy tờ trái phép bị xử phạt như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; lấy giấy chứng nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chiếm giữ sổ đỏ trái phép bị xử lý thế nào?

Hành vi giữ sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, sổ đỏ không phải là tài sản có giá.
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Cho nên rất khó xử lý về hành vi chiếm giữ giấy tờ trái phép.

Khi bị chiếm giữ sổ đỏ trái phép ta cần làm gì?

Trường hợp sổ đỏ bị chiếm giữ thì chủ sở hữu có thể đến cơ quan Nhà nước báo mất và làm lại sổ đỏ khác theo quy định pháp luật.
Cụ thể là tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất.
– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;
Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Chiếm giữ giấy tờ trái phép sau đó sử dụng luôn thì sẽ bị gì?

Người chiếm giữ giấy tờ trái phép sau đó sử dụng luôn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về Tội chiếm giữ trái phép tài sản và Tội sử dụng trái phép tài sản.
Tội chiếm giữ trái phép tài sản: Hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Và khung hình phạt nặng nhất là bị phạt từ từ 01 – 05 năm.
Tội sử dụng trái phép tài sản: Hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Và khung hình phạt nặng nhất là bị phạt từ từ 01 – 05 năm.

Nhặt được giấy tờ tùy thân nhưng không trả có bị phạt không?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.