Chiếm đoạt tài liệu mật bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

28/09/2021
Chiếm đoạt tài liệu mật bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
618
Views

Hành vi chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh, thích đáng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về các chế tài xử lý được quy định như thế nào. Xung quanh chủ đề này chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang gây xôn xao dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Ông Diệp Dũng, 53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, bị cho là “mua thông tin” về quá trình cơ quan điều tra xác minh sai phạm tại đơn vị mình.

Theo kết luận điều tra, cuối tháng 9/2020, Cơ quan An ninh điều tra làm việc với ông Dũng về nội dung sai phạm tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op).

Từ lời khai của ông Dũng, cơ quan điều tra làm việc với cán bộ tham gia xác minh vụ việc, phát hiện ông Bắc (thành viên tổ xác minh) đã làm lộ thông tin. Còn người tiết lộ các tài liệu điều tra cho ông Dũng là Hồng – sống như vợ chồng với Bắc.

Hồi tháng 7/2020, trong các câu chuyện, tin nhắn hàng ngày, Bắc kể cho Hồng nghe một số thông tin liên quan tới vụ án Saigon Co.op.

Cơ quan điều tra xác định, bà Hồng đã cung cấp cho ông Dũng một số thông tin chứa tài liệu mật là kết quả xác minh vụ Saigon Co.op với giá 100 triệu đồng.

Vậy hành vi chiếm đoạt tài liệu mật này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018

Tài liệu mật nhà nước là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018; khái niệm về bí mật, tài liệu mật nhà nước được quy định như sau:

Tài liệu mật nhà nước là những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian; lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố; hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước.

Ngoài ra đây cũng là những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật; lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế; khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố; hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ; thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài liệu mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương; các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định.

Người nào chiếm đoạt các tài liệu mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính​ hoặc bị xử lý về hình sự.

Nguyên tắc bảo vệ tài liệu bí mật nhà nước

– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích; thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

– Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

– Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Cấu thành tội phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Điều 337, Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt; mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước mà thuộc vào các trường hợp được điều luật quy định thì sẽ bị xử lý hình sự.

Như vậy nếu người nào có hành vi chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước mà hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính, bí mật nhà nước trong các lĩnh vực.

Chủ thể tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Chủ thể của tội danh này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Mặt khách quan tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để trộm cắp; lừa đảo chiếm đoạt dùng vũ lực hoặc đe dọa người có thẩm quyền; hoặc các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật đó. Tội phạm hoàn thành khi tài liệu bí mật nhà nước thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm giữ, quản lý nó.

Mặt chủ quan tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Hành vi chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo điều 337, Bộ luật hình sự 2017 về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước quy định các khung hình phạt như sau: 

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán; hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;        

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bắn cảnh sát bằng súng tự chế bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Kỷ luật giáng chức được áp dụng khi nào và các quy định có liên quan
Cho vay nặng lãi có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chiếm đoạt tài liệu mật bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nếu để cho người khác chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước thì bị xử lý thế nào?

Đây chỉ có thể là trường hợp người phạm tội đồng phạm với người chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, vì nếu do thiếu trách nhiệm hay do sơ xuất mà để người khác chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước thì không phải là cố ý mà thuộc trường hợp tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước.

Tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước là gì?

Đây là hành vi vi phạm làm cho vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không còn giá trị sử dụng được nữa. Và ngoài ra hậu quả của tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không phải là yếu tố định tội.

Phân loại bí mật nhà nước?

Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật
Bí mật nhà nước độ Tối mật
Bí mật nhà nước độ Mật 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận