Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

28/01/2023
Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
308
Views

Ngày 18/02/1998, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị này có hiệu lực ngay từ ngày ký, là cơ sở để Đảng và Nhà nước xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Vậy nội dung của quy chế này như thế nào, mời các bạn cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thuộc tính văn bản Chỉ thị 30-CT/TW

Số hiệu:30-CT/TWLoại văn bản:Chỉ thị
Nơi ban hành:Bộ Chính trịNgười ký:Lê Khả Phiêu
Ngày ban hành:18/02/1998Ngày hiệu lực:18/02/1998
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm gì?

Việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

– Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.

– Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

– Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

– Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, rõ tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

– Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.

Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở cần chú trọng làm rõ những vấn đề nào?

+ Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí…

+ Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ… của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định.

Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

+ Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật…); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân.

+ Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.

+ Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh – môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v.).

+ Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.

+ Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó.

Tải xuống chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thực hiện dân chủ cơ sở là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Phương châm, phương pháp thực hiện dân chủ cơ sở là gì?

Tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt nhận thức, tư tưởng; đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân.
– Phải làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng.
+ Qua tự phê bình trong nội bộ và qua phê bình nhận xét của nhân dân, biểu dương những cán bộ, đảng viên tốt, gương mẫu và xử trí những cán bộ, đảng viên có sai phạm. Việc xử trí cán bộ, đảng viên sai phạm phải nghiêm minh, có lý có tình, lấy giáo dục làm chính. Những người đã sai phạm nếu thành khẩn kiểm điểm và tích cực sửa chữa thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật; nếu ngoan cố hoặc tái phạm thì phải xử trí nghiêm khắc hơn.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ai thành lập?

Theo khoản 3 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
an Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng, bao gồm:
– Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
– Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;
– Chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.