Chế tài xử phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

26/09/2021
Chế tài xử phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép
809
Views

Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được pháp luật đất đai nói riêng và pháp luật nói chung quy định rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, có những trường hợp cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép. Đương nhiên các hành vi vi phạm pháp luật này đều có chế tài xử lý phù hợp.

Qua bài viết sau đây Luật sư 247 gửi đến bạn chế tài xử phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc!

Luatsu247 xin giới thiệu thêm cho bạn đọc về trang https://wikifarm.vn/ Cẩm nang hưỡng dẫn nuôi trồng trực tuyến

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nghị định 102/2014/NĐ-CP

Nghị định 35/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đất đai là gì?

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất trồng lúa là gì?

Đối với khu vực nông thôn thì đất trồng lúa là một phần rất quan trọng giúp gia tăng thu nhập và có cuộc sống ổn định. Căn cứ pháp lý tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm: Đất chuyên trồng lúa nước và Đất trồng lúa khác

Mức phạt đối với việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Theo Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP người nào chuyển từ đất trồng lúa sang đất khác sẽ bị xử phạt như sau:

  • Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng:

+ Dưới 0,5ha thì phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng

+ Từ 0,5ha đến dưới 03ha thì phạt từ trên 5.000.000 – 10.000.000 đồng

+ Trên 03ha thì phạt từ trên 10.000.000 -20.000.000 đồng

  • Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:

+ Dưới 0,5ha phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng

+ Từ 0,5ha đến dưới 03ha thì phạt từ trên 10.000.000 – 20.000.000 đồng

+ Trên 03ha thì phạt từ trên 20.000.000 – 30.000.000 đồng

  • Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp:

+ Dưới 0,5ha phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng

+ Từ 0,5ha đến dưới 03ha thì phạt từ trên 20.000.000 – 30.000.000 đồng

+ Trên 03ha thì phạt từ trên 30.000.000 – 50.000.000 đồng

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Chế tài xử phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất?

– UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với tổ chức.
– UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa?

– Đất trồng lúa không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên 
– Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.

Các hình thái khác nhau của đất trồng lúa?

– Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
– Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận