Chế tài đối với hành vi bạo hành con cái của cha mẹ

18/09/2021
Chế tài đối với hành vi bạo hành con cái của cha mẹ
747
Views

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống; và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người; dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào; tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. 

Pháp luật Việt Nam quy định cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, bảo vệ và chăm sóc con cái. Vậy pháp luật hiện nay xử lý thế nào đối với tường hợp cha mẹ bạo hành con cái? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

Nội dung tư vấn

Các hành vi bạo lực gia đình

Theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007  thì các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá; hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình; hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực như trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn; hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Nghĩa vụ của cha mẹ

Căn cứ pháp lý tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định chi tiết về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái, như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Các hình thức xử phạt

Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với hành vi bạo hành con cái, người có hành vi bạo hành có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng hoặc bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Cha mẹ có hành vi bạo hành con cái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

Hoặc Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự hiện hành tùy vào phần trăm tổn hại sức khỏe và tinh thần của nạn nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Chế tài đối với hành vi bạo hành con cái của cha mẹ”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Cha mẹ bạo hành con cái có phải đi tù không?

– Nếu bị truy cứu về Tội hành hạ người khác, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.
– Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hành vi khách quan của tội phạm là gì?

Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Trách nhiệm hình sự của con cái khi ngược đãi cha mẹ?

– Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam
– Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận