Hiện nay, theo quy định pháp luật, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại nơi làm việc sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có chế độ thai sản. Nhiều người cho rằng chế độ thai sản chỉ dành cho người lao động nữ. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định chế độ thai sản còn là quyền lợi của lao động nam có vợ sinh con. Vì lao động nữ là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội cho nên khi mang thai lao động nữ có quyền từ chối trực đêm. Vậy chế độ trực đêm đối với thai sản được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Công ty sắp xếp trực đêm thì người lao động có được từ chối?
Theo quy định pháp luật, trước khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận các điều khoản giao kết trong hợp đồng nhưng những thỏa thuận đó phải dựa trên những nguyên tắc của pháp luật cũng như phạm vi pháp luật cho phép. Theo quy định hiện hành thì người lao động có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động, trong đó có sự sắp xếp về trực đêm.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
“b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;“
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên cũng đã phải thỏa thuận rõ ràng về thời giờ làm việc bởi đây là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động.
Cụ thể, căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
Theo đó, các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời gian làm việc hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy chung hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động.
Do đó, khi được bố trí làm việc vào ban đêm, người lao động phải chấp hành sự chỉ đạo của người sử dụng lao động mà không được quyền từ chối.
Chế độ trực đêm đối với thai sản được quy định như thế nào?
Trực đêm cũng có thể hiểu là làm việc vào ban đêm. Pháp luật về lao động có quy định cụ thể giờ làm việc ban đêm và công thức tính lương. Bên cạnh đó, pháp luật về lao động còn quy định về việc bảo vệ người lao động nữ trong quá trình mang thai và sinh con, chẳng hạn cụ thể trong vấn đề trực đêm của lao động nữ.
Căn cứ Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm:
Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Mặc dù đây đáng lẽ là thời gian nghỉ ngơi của nhiều người nhưng để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh được xuyên suốt, nhiều doanh nghiệp cũng phải sắp xếp nhân viên làm việc cả vào ban đêm.
Dù vậy, pháp luật lao động cũng có những quy định phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho người lao động mang thai, đang nuôi con nhỏ. Căn cứ khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ bảo vệ thai sản như sau:
“Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.“
Theo đó, người lao động sẽ được miễn trực đêm nếu thuộc môt trong các trường hợp sau:
- Mang thai từ tháng thứ 7 trở đi.
- Mang thai từ tháng thứ 06 đối với người làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có được ép người đang mang thai tháng thứ 7 trực đêm không?
Hợp đồng lao động được ký kết dựa trên nguyên tắc tự do, trung thực, thiện chí, bình đẳng. Do đó, người sử dụng lao động không có quyền ép buộc người lao động phải thực hiện những công việc mà pháp luật đã quy định rõ ràng là không được phép làm, chẳng hạn như lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 sẽ không cần phải trực đêm theo như sự phân công của người sử dụng lao động.
Trường hợp lao động nữ đang mang thai tháng thứ 7 thuộc trường hợp được miễn trực ca đêm. Nếu cố tình ép những người lao động trên làm trực đêm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;“
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
“Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.“
Như vậy, nếu cố tình ép những người lao động trên làm trực đêm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 – 20 triệu đồng đối với cá nhân và 20 – 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Nếu vẫn trực đêm, người lao động được tính lương thế nào?
Mặc dù pháp luật quy định lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 thì không phải trực đêm. Tuy nhiên, trong trường hợp lao động nữ đó đồng ý trực đêm thì vẫn được. Về tiền lương trực đêm sẽ được tính dựa trên các quy định pháp luật. Dưới đây là những quy định cụ thể về tiền lương đối với lao động nữ mang thai trực đêm.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.“
Như vậy, người đang mang thai tháng thứ 7 thuộc trường hợp được miễn làm việc vào ban đêm nhưng nếu có nhu cầu thì vẫn được làm việc.
Làm việc vào ban đêm có thể đem đến những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người lao động. Chính vì vậy mà pháp luật cũng dành thêm ưu đãi về tiền lương theo quy định trên cho người lao động làm việc vào ban đêm.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ trực đêm đối với thai sản chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Chế độ trực đêm đối với thai sản được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chuyển từ đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản như sau:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ mang thai làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ khi được người lao động đồng ý.
– Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
– Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm những điều trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, mức xử phạt này đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Căn cứ Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy người lao động nữ mang thai nếu có xác nhận việc làm sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền và nộp cho người sử dụng lao động thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc thì khi chấm dứt hợp đồng người lao động sẽ nhận được trợ cấp từ người sử dụng lao động.
Căn cứ Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau về nghỉ thai sản:
– Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, nhưng thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
– Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 thì sau khi nghỉ thai sản người lao động sẽ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản, trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.